Những bệnh nhân mắc sỏi thận hầu hết đều có những băn khoăn, lo lắng chung về mức độ nguy hiểm hay khả năng sỏi có thể quay lại bất cứ thời điểm nào. Trong bài viết dưới đây Tống Thạch Hoàn sẽ cùng các bạn giải đáp thắc mắc đó!
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Sỏi thận hay sạn thận là quá trình hay kết tinh của các chất có trong thận lâu ngày hình thành sỏi. Kích thước của sỏi lớn nhỏ phụ thuộc vào thời gian, vị trí, độ lắng đọng khác nhau. Độ tuổi thường thấy sỏi ở nam giới từ 20 – 50 tuổi, ở nữ giới từ 25 – 40 tuổi.
Tùy thuộc vào kích thước của sỏi mà bệnh nhân có thể tiểu tiện ra ngoài hoặc bác sĩ sẽ chỉ định phải can thiệp phẫu thuật. Sỏi được hình thành và di chuyển theo dòng nước tiểu, tùy thuộc vào vị trí của sỏi sẽ có những tên gọi khác nhau như sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận kiều khe kẽ nên độ lắng đọng cũng lớn hơn cả do vậy sỏi cũng rất dễ hình thành. Sự di chuyển của sỏi sẽ gây ra cho người bệnh một số cơn đau, hoặc cọ xát khiến người bệnh bị viêm nhiễm đau lưng, thậm chí tiểu ra máu.
Những phiền toái của sỏi thận gây ra cho người bệnh không chỉ dừng lại ở những cơn đau mà nó còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Chính vì vậy, bệnh sỏi thận có nguy hiểm không phụ thuộc vào ý thức và mức độ điều trị bệnh của bệnh nhân.
Biến chứng của sỏi thận
Bệnh sỏi thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng sau:
Viêm đường tiết niệu
Sự di chuyển của sỏi từ thận xuống bàng quang đã vô tình làm xước hệ tiết niệu dẫn đến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nên những hiện tượng sưng, ứ mủ, gây ra tình trạng đau rát, khó chịu. Bệnh thường không nguy hiểm đối cuộc sống của người bệnh trong thời gian đầu, nhưng sẽ khiến người bệnh khó chịu và khó chữa hơn nếu kéo dài thời gian.
Bí tiểu
Sỏi rơi vào niệu quản khiến tắc nghẽn, niệu quản cố co bóp mạnh để tống sỏi ra ngoài nên sẽ gây ra tình trạng đau đớn. Sỏi làm tắc nghẽn đường thông của nước tiểu gây ra hiện tượng ứ nước, đọng nước ở niệu quản và thận. Nếu không can thiệp lấy sỏi ra kịp thời thận sẽ bị suy giảm chức năng gây ra hiện tượng bí tiểu ngày càng tăng, dẫn đến ứ nước, giãn thận gây suy thận.
Ứ nước bể thận
Đây là một trong những biến chứng dễ thấy nhất của sỏi thận. Hậu quả để lại khi thận bị ứ nước là hủy hoại về cấu trúc cũng như sẽ hủy hoại các chức năng gan và thận.
Suy thận
Sỏi thận gây nên suy thận cấp và mãn tính
Suy thận cấp tính: Suy thận cấp tính có thể do tình trạng tắc nghẽn nặng (hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn) cả 2 bên niệu quản. Suy thận cấp cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân chỉ có sỏi niệu quản một bên nhưng gây phản xạ co mạch cả 2 bên gây vô niệu (không có nước tiểu).
Suy thận mạn tính: Sỏi thận có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu và giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bang quang, niệu quản và gây suy thận mạn tính.
Nhìn chung, chức năng thận sẽ bị giảm nếu có sỏi ở 2 bên thận, nhất là khi có sự hiện diện của viêm nhiễm gây ra suy thận.
Liệu pháp phòng ngừa
Để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm trên, cách tốt nhất là phòng ngừa và đừng để mắc bệnh sỏi thận. Dưới đây là những cách giúp bạn phòng ngừa sỏi thận hiệu quả.
- Bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày. Nói như vậy không có nghĩa là bạn uống càng nhiều nước càng tốt mà chỉ nên uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Việc uống quá nhiều nước trong ngày có thể dẫn đến tình trạng thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể.
- Giảm lượng muối ăn hàng ngày bởi điều này sẽ giúp cắt giảm lượng oxalat trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.
- Cắt giảm lượng caffein: những thức uống chứa caffein như cà phê, trà, nước ngọt sẽ khiến cơ thể bạn dễ bị mất nước. Mất nước chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh sỏi thận.
- Dùng vitamin C theo chỉ dẫn của bác sĩ chứ không tùy tiện, đặc biệt là không nên dùng liều cao trong thời gian dài ngày.
Ngoài ra, để hạn chế những biến chứng và tăng khả năng và hỗ trị điều trị bệnh sỏi thận nói riêng và sỏi tiết niệu nói chung thì người bệnh nên dùng thêm một số loại sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như viên tán sỏi Tống Thạch Hoàn. Viên tán sỏi Tống Thạch Hoàn được chiết xuất từ những thảo dược quý như Kim Tiền Thảo, Thạch Vĩ, Hải Kim Sa, Sa Tiên Tử, Râu Ngô,… nhằm giúp người bệnh lợi niệu – bào mòn – làm mềm – đào thải sỏi, cũng như hạn chế tối đa quá trình viêm nhiễm và khả năng sỏi quay lại tối đa. Chính vì vậy viên tán sỏi Tống Thạch Hoàn chính là giải pháp tối ưu cho người sỏi mật, sỏi tiết niệu.