Sỏi thận là một căn bệnh khá phổ biến. Nếu như phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì có thể loại được hoàn toàn sỏi ra khỏi cơ thể

Sỏi trong thận hình thành khi nồng độ khoáng chất tăng cao và lượng nước tiểu giảm. Khi những hiện tượng này kéo dài thì sẽ là nguy cơ tạo ra sỏi. Với những sỏi khi còn kích thước nhỏ thì chúng dễ dàng có thể được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Tuy nhiên khi để đến kích cỡ lớn thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến người bệnh

Vậy bệnh sỏi thận nên làm gì để nhanh khỏi bệnh và không bị tái phát lại

Nguyên nhân gây nên sỏi thận

Do tình trạng ăn mặn thường xuyên, thói quen uống ít nước. Khi đó lượng nước đưa vào cơ thể ít, lượng muối dung nạp nhiều tạo điều kiện để sỏi hình thành dễ dàng hơn

Việc sử dụng thuốc bừa bãi mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ đặc biệt là những thuốc có chứa các chất dễ gây ra sỏi

Ăn uống các chất chứa nhiều dầu mỡ, những loại thực phẩm có chứa những thành phần gây sỏi thường xuyên

Thường xuyên nhịn ăn sáng và mất ngủ kéo dài

Nhịn tiểu làm cho các chất không được đào thải mà sẽ lắng đọng lại. Khi lượng lắng đọng ngày một nhiều sẽ thành sỏi

Tham khảo bài viết: Những điều cần biết về căn bệnh sỏi thận

Các triệu chứng khi mắc phải sỏi thận

tt benh soi than 2

Cảm giác đau rát khi đi tiểu: do sỏi di chuyển từ niệu quản xuống bàng quang hoặc là từ bàng quang xuống niệu đạo nên sẽ gây ra tình trạng đau, buốt khi tiểu

Xảy ra đau vùng mạn sườn dưới và đau lưng: khi sỏi hình thành nằm ở niệu quản sẽ dẫn đến tình trạng ứ nước, cọ xát. Vì thế sẽ có hiện tượng đau lưng và lan ra mạn sườn, vùng bụng dưới

Tình trạng tiểu són, tiểu rắt: tình trạng này cũng xảy ra đối với những người bị sỏi thận

Đi tiểu ra máu: do sự cọ xát của sỏi trong quá trình di chuyển gây ra các tổn thương

Buồn nôn: khi bị sỏi có thể gây ra các ảnh hưởng đến đường tiêu hóa khiến cho người bệnh dễ bị buồn nôn, nôn

Sốt, ớn lạnh: có thể đường tiết niệu đang bị nhiễm trùng do sỏi di chuyển làm tổn thương hoặc chúng làm tắc làm nước tiểu không được tống ra ngoài

Khi xảy ra những triệu chứng này thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra

Bệnh sỏi thận nên làm gì?

tt benh soi than 1

Cách phòng ngừa, hạn chế sỏi hình thành

Cố gắng uống thật nhiều nước, ít nhất là 2 lít/ ngày. Không tập chung bổ sung cùng một lúc mà uống rải rác trong ngày. Lưu ý trước khi đi ngủ thì không nên uống nhiều

Hạn chế uống nước ngọt, nước có ga, nước chè, cà phê,…

Giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn, nên cố gắng ăn nhạt để tốt cho thận

Các thực phẩm chứa nhiều cholesterol, dầu mỡ cùng cần hạn chế tối đa

Duy trì cân nặng hợp lý

Mỗi ngày nên dành ra 30 phút để luyện tập thể thao

Sỏi thận có thể diễn ra âm thầm mà người bệnh không hề nhận ra. Do vậy nên duy trình chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý. Ngoài ra định kỳ nên đi khám sức khỏe để phát hiện sớm nhờ đó việc điều trị sẽ dễ dàng, hiệu quả

Quá trình điều trị sỏi thận

Nếu như sỏi quá lớn các bác sĩ sễ yêu cầu điều trị ngoại khoa. Sẽ ứng dụng các phương pháp hiện đại để lấy sỏi ra ngoài như: mổ nội soi, tán sỏi qua da,…

Nếu như sỏi vẫn còn nhỏ, không cần phải phẫu thuật thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội khoa. Phương pháp điều trị giúp bào mòn sỏi và chúng được đưa ra theo đường nước tiểu

Nếu như muốn sử dụng các loại thuốc nam hay bất kể các loại thuốc, thực phẩm hỗ trợ tán sỏi nào khác thì cần tìm hiểu kỹ. Tốt nhất nên liên hệ và nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ. Tuyệt đối tránh việc sử dụng bừa bãi có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng