Sỏi thận là một căn bệnh khá phổ biến trong độ tuổi từ 30 đến 60 và cũng đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Sỏi được tạo thành do các tính thể muối, chất khoáng, cặn bã trong nước tiểu bị lắng đọng lại. Kích thước, số lượng và vị trí của sỏi sẽ khác nhau tùy từng trường hợp và sẽ được phát hiện chính xác qua việc thăm khám, kiểm tra

Ngoài việc thăm khám để phát hiện sỏi thì khi có một số những triệu chứng dưới đây thì khả năng cao thận đang có sỏi

  • Có hiện tượng đau tại vùng mạn sườn, thắt lưng. Có thể là đau âm ỉ nhưng cũng có trường hợp là đau quặn kéo dài lên đến vài giờ
  • Đi kèm với các cơn đau có thể có triệu chứng buồn nôn
  • Xuất hiện một số tình trạng như: tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu són, khó tiểu

Tham khảo: https://tongthachhoan.net/nguyen-nhan-trieu-chung-benh-soi/

Bệnh sỏi thận nguy hiểm không

Nếu như bệnh này được phát hiện sớm thì khả năng điều trị khỏi sẽ rất cao. Tuy nhiên nếu như để lâu mà không được chữa trị kịp thời thì có thể gây ra biến chứng như suy thận. Do vậy khi phát hiện thì nên được điều trị càng sớm càng tốt. Để được chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh thì nên đến những cơ sở y tế uy tín

Sau khi kiểm tra, các bác sĩ sẽ dựa vào kích thước, vị trí cũng như mức độ ảnh hưởng để áp dụng phương pháp phù hợp. Trong trường hợp sỏi kích thước nhỏ thì sẽ dùng thuốc và một số biện pháp để kích thích đẩy sỏi ra theo đường tự nhiên. Khi sỏi lớn thì có thể phải phẫu thuật để loại sỏi

benh soi than nguy hiem khong

Những biến chứng sẽ có thể gặp phải nếu như không được điều trị kịp thời như:

Sỏi gây ra tắc nghẽn cho đường tiết niệu: xảy ra nếu sỏi ở đài thận và bể thận di chuyển xuống niệu đạo và niệu quản gây ra tắc nghẽn ở đường tiết niệu. Khi đó nước tiểu sẽ khó chảy từ thận xuống dưới bàng quang và sẽ ứ đọng tại thận. Tình trạng này gây ra tiểu rắt, tiểu són. Nếu tình trạng này để lâu sẽ gây ra suy thận

Gây ra viêm bể thận cấp: tình trạng sỏi thắc nghẽn lâu mà không được điều trị có thể gây hiện tượng nhiễm khuẩn. Nếu như nhiễm khẩu ở bể thận nặng sẽ gây ra viêm bể thận cấp với một số triệu chứng như đau hông dữ dội, sốt cao, đái ra mủ,…

Tình trạng nhiễm trùng ở đường tiết niệu: sỏi có nhiều loại khác nhau và kích thước, hình dáng cũng khá phức tạp. Do đó nếu trường hợp những viên sỏi có hình dáng sắc, nhọn khi di chuyển có thể cọ sát và rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nhiễm

Gây ứ nước tại thận: sỏi tại đài thận cũng có thể gây ra tình trạng thận bị ứ nước một phần. Còn trường hợp sỏi nằm ở niệu quản thì gây tình trạng ứ nước cho toàn thận và cả niệu quản. Tình trạng này nếu như kéo dài thì nhu mô thận sẽ khó có thể phục hồi lại về kích thước bình thường cho dù có phẫu thuật

Gây suy thận: khi các viên sỏi di chuyển gây ra cọ sát dẫn đến tổn thương tại niêm mạc ống thận từ đó có thể gây nhiễm khuẩn ở thận và đường tiết niệu. Trường hợp nặng mà không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra suy thận cấp

Kết luận: Bệnh sỏi thận khá nguy hiểm nếu như không được điều trị sớm. Chúng có thể gây ra một số các biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Do đó cần được kiểm tra và thăm khám, điều trị sớm

Phòng tránh bệnh

benh st nguy hiem khong

Nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên vận động, luyện tập thể thao hàng ngày. Hạn chế tình trạng ngồi quá lâu một chỗ. Ngoài ra cũng không nên nhịn tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó việc ăn uống cũng nên lưu ý

  • Hạn chế muối trong bữa ăn
  • Tránh những đồ muối chua, đồ ăn đóng hộp
  • Tránh uống nhiều bia rượu, nước ngọt, nước chè và cafe
  • Hạn chế các loại rau chứa nhiều oxalat

Bên cạnh đó cần phải uống đầy đủ nước. Đối với mỗi người trưởng thành thì tối thiểu lượng nước nên uống mỗi ngày là 1,5 lít

Duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học là cách đơn giản để giúp phòng tránh căn bệnh sỏi thận hiện nay