Sỏi thận là một bệnh lý thường gặp ở của hệ tiết niệu. Sỏi có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau trên đường tiết niệu, nhưng đa phần sỏi được hình thành ở thận. Quá trình tạo sỏi diễn ra trong 1 thời gian dài, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Điều trị sỏi thận nhỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp người bệnh tránh được các biến chứng do sỏi thận gây ra cũng như các can thiệp trong điều trị sỏi thận sau này.
1. Sỏi thận mối nguy hiểm âm thầm.
– Sỏi thận hay sỏi đài bể thận chiếm tỷ lệ 70 – 75% sỏi tiết niệu. Sỏi được hình thành bởi quá trình lắng đọng lâu ngày và kết tinh của các chất khoáng trong nước tiểu. Các loại sỏi thường gặp là sỏi calci oxalat, sỏi calci phosphat, sỏi struvite (do vi khuẩn lên men ure), sỏi acid uric, sỏi cystin…
– Các nguyên nhân hình thành sỏi thận:
+ Cung cấp không đủ nước cho cơ thể, làm cho nước tiểu cô đặc tạo điều kiện cho các chất khoáng lắng đọng và kết tinh.
+ Chế độ ăn không hợp lý, ăn nhiều thực phẩm có chứa oxalat, muối, ăn nhiều đạm động vật, bổ sung quá ít hoặc quá nhiều calci….là những yếu tố nguy cơ dẫn đến mắc sỏi thận.
+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không được điều trị dứt điểm, tái phát nhiều lần.
+ Bệnh nhân có dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh hay mắc phải, nước tiểu không được đào thải hết ra ngoài, gây ứ đọng là nguyên nhân hình thành sỏi thận.
+ Bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt, các bệnh lý phải nằm lâu một chỗ, tăng huyết áp, thừa cân, béo phì…
+ Sử dụng một số thuốc kéo dài, không theo chỉ định của bác sĩ như penicilin, cephalosporin, thuốc lợi tiểu quai…
+ Các yếu tố khác như: di truyền, ít vận động…. cũng làm tăng nguy cơ bị mắc sỏi thận.
– Bệnh sỏi thận tiến triển âm thầm, trong thời gian dài mà không gây phiền hà gì cho người bệnh. Bệnh có thể được phát hiện vô tình khi khám sức khỏe hoặc khi bệnh nhân có những triệu chứng đầu tiên của sỏi thận như đau vùng hông lưng, đau khi đi tiểu, tiểu khó, tiểu máu…. Khi sỏi thận không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:
+ Gây viêm, nhiễm trùng đường tiết niệu.
+ Làm tắc nghẽn đường tiểu, thận ứ nước.
+ Suy thận cấp.
+ Suy thận mạn.
+ Vỡ thận.
2. Thế nào là sỏi thận nhỏ?
Sỏi thận nhỏ được hiểu là những sỏi chưa gây ra những triệu chứng trên lâm sàng, chức năng thận còn tốt, chưa có biến chứng. Thông thường sỏi nhỏ có kích thước <20mm. Tuy nhiên cần lưu ý kích thước của sỏi không phải là yếu tố quyết định mức độ nặng hay nhẹ của bệnh sỏi thận. Mức độ nguy hiểm của sỏi thận được đánh giá bởi tình trạng tắc nghẽn của đường bài xuất. Có những trường hợp sỏi thận có kích thước nhỏ, nhưng gây biến chứng thận ứ nước, tắc nghẽn đường tiểu…. thì vẫn phải tiến hành can thiệp.
3. Nguyên tắc điều trị sỏi thận nhỏ.
Vậy với sỏi thận có kích thước 3mm, 5mm và 7 mm sẽ điều trị như thế nào? Đối với sỏi thận nhỏ chưa có triệu chứng và gây biến chứng thì điều trị nội khoa đặt lên hàng đầu. Điều trị nhằm mục đích: làm tan sỏi, tống sỏi ra ngoài và chống tái phát sau điều tri.
3.1.Chỉ định điều trị nội khoa sỏi thận.
– Sỏi có kích thước nhỏ, dưới 7mm, trơn nhẵn, nằm ở vị trí có thể tống ra theo đường tự nhiên.
– Bệnh nhân chưa có các biến chứng như thận ứ nước, giãn đài bể thận, chức năng thận tốt.
– Đường tiết niệu phần dưới sỏi đủ rộng để sỏi đi qua.
– Bệnh nhân có thể trạng tốt.
3.2.Nguyên tắc điều trị.
– Nâng cao thế trạng của người bệnh.
– Sử dụng các thuốc lợi tiểu nhẹ, thuốc kháng viêm giảm phù nề, thuốc giãn cơ trơn hoặc kháng cholinergic chống ứ niệu.
– Cung cấp đủ nước cho cơ thể 2 – 3 lít/ngày.
– Hướng dẫn bệnh nhân chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý khoa học, tăng cường vận động.
– Thay đổi pH của nước tiểu: kiềm hóa nước tiểu với các loại sỏi cystin, uric, toan hóa nước tiểu với các sỏi calci phosphat, sỏi struvite. Theo dõi bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Ngoài ra các bài thuốc đông y cũng có tác dụng rất tốt trong điều trị sỏi thận nhỏ như kim tiền thảo, mã đề, râu ngô, đu đủ xanh….. Một số sản phẩm bào chế, tổng hợp từ các thảo dược tự nhiên như viên tán sỏi Tống Thạch Hoàn hỗ trợ điều trị tốt sỏi thận, sỏi mật, giảm nhanh các triệu chứng đau và hạn chế tối đa quá trình viêm do sỏi gây ra, ngoài ra còn giúp tăng cường chức năng gan, thận.
Phòng sỏi thận tái phát sau khi điều trị, bao gồm việc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc.
– Chế độ ăn: uống đủ nước mỗi ngày 2-3 lít nước. Hạn chế ăn muối, đạm động vật, các sản phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh, các loại nước giải khát, chè, cà phê, rượu…
– Tập luyện: lựa chọn các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi, tránh ngồi lâu một chỗ.
– Thuốc: điều trị triệt để các nguyên nhân gây bệnh sỏi thận như dị dạng đường tiết niệu, điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa như gút, cường giáp trạng. Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Kết hợp với sử dụng các loại thảo dược trong điều trị và phòng bệnh sỏi thận.