Sỏi thận là một căn bệnh thường gặp phải nhất trong hệ tiết niệu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này nhưng chủ yếu vẫn là do có thói quen, lối sống. Việc uống quá ít nước, ít vận động và luyện tập thể thao sẽ rất dễ dẫn đến bệnh sỏi thận. Vậy dấu hiệu của bệnh sỏi thận ra sao, làm sao để biết được mình đang mắc?
Sỏi hình thành là do việc tích tụ các chất lâu ngày mà không được đào thải ra ngoài. Chúng có nhiều kích thước khác nhau. Tùy mức độ mà sẽ có ảnh hưởng cũng như các dấu hiệu. Các loại sỏi sẽ được phân loại theo thành phần hóa học. Cụ thể:
- Sỏi calci: đây là loại phổ biến và thường gặp nhất với tỉ lệ đến 80-90% người bệnh mắc phải sỏi này. Sỏi này rất cứng, màu nâu hoặc vàng và thường hình dáng gồ ghề
- Sỏi acid uric: chúng được hình thành do quá trình chuyển hóa chất purine trong cơ thể khi chúng ta ăn quá nhiều nội tạng động vật, nấm, cá khô
- Sỏi cystine: sỏi này khá ít gặp, chúng có bề mặt trơn láng, không cản quang
Những dấu hiệu thường thấy của bệnh sỏi thận
Với những sỏi khi đạt một kích thước nào đó hoặc khi chúng di chuyển, gây các biến chứng thì thường sẽ gặp phải một số biểu hiện như
Xảy ra cơn đau quặn ở thận: các cơn đau sẽ xảy ra khá dữ dội khiến người mắc cảm thấy rất khó chịu và khó có một tư thế nào để giảm cơn đau này. Cơn đau có thể kéo dài đến vài giờ đồng hồ. Ban đầu cơn đau có thể xảy ra ở vùng thắt lưng một bên sau đó là sẽ lan ra phía trước và xuống phía dưới. Chúng xảy ra đột ngột mà không hề có dấu hiệu báo trước. Nếu như gặp phải triệu chứng này hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra để được các bác sĩ tìm các giải pháp giảm đau và điều trị. Không nên bỏ qua và cố chịu đựng hay tự ý chữa tại nhà
Có cảm giác buồn nôn: đi kèm với các cơn đau thì còn có thể có cảm giác buồn nôn, ớn lạnh, sốt
Đi tiểu ra máu, tiểu buốt: khi sỏi có hình dạng gồ ghề và di chuyển chúng sẽ gây nên các cọ sát nên có thể dẫn đến hiện tượng tiểu ra máu. Theo dõi nếu nước tiểu có màu bất thường lẫn máu thì cũng nên đi khám ngay
Bí tiểu, tiểu rắt: trường hợp này do sỏi di chuyển xuống gây tắc nghẽn làm cho nước tiểu khó thoát ra ngoài
Khi xảy ra một trong những triệu chứng kể trên thì hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra, xác định nguyên nhân và có hướng xử lý, điều trị phù hợp. Việc điều trị sỏi thận nên được thực hiện càng sớm càng tốt, tránh để sỏi to hay gây biến chứng
Để hạn chế bị mắc phải sỏi thận và tránh sỏi tái phát thì cần phải duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Nên hạn chế uống đồ uống có ga, rượu bia, các thực phẩm đóng hộp. Nên ăn thật nhiều rau xanh và bổ sung nhiều nước mỗi ngày. Đồng thời nên thường xuyên luyện tập thể thao. Với những thói quen này thì sẽ giảm thiểu, hạn chế tình trạng bị sỏi thận, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh hơn
Tham khảo: Bệnh sỏi thận ăn gì tốt và nên tránh những loại thực phẩm nào?