Đau quặn thận là một trong những triệu chứng của sỏi thận. Vậy có cách nào để chẩn đoán được chính xác?

Thông thường tình trạng đau quặn thận xảy ra khi mà sỏi di chuyển và gây tắc nghẽn. Cần phải được chẩn đoán, điều trị kịp thời để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm

Chẩn đoán đau quặn thận

Chẩn đoán lâm sàng qua các dấu hiệu, triệu chứng

  • Cơn đau đột ngột không có dấu hiệu báo trước hoặc cũng có thể là sau những cơn đau nhẹ ở hông
  • Đau dữ dội và không có tư thế nào để giúp giảm đau, cơn đau có thể kéo dài đến vài giờ
  • Ban đầu đau ở vùng thắt lưng sau đó sẽ lan ra đằng trước rồi xuống vùng bẹn
  • Đi kèm với cơn đau có thể có hiện tượng buồn nôn, chướng bụng
  • Có thể kèm theo các biểu hiện như tiểu nhiều lần, tiểu ra máu hoặc tiểu buốt

Chẩn đoán cận lâm sàng

dau quan than

Chẩn đoán bằng các cách:

  • Siêu âm hệ tiết niệu: phương pháp này phổ biến nhất, khá đơn giản và có thể kiểm tra được kích thước, vị trí của sỏi. Tuy nhiên những viên sỏi nhỏ ở vùng thấp có thể sẽ không thấy được
  • Chụp X-quang để phát hiện sỏi cản quang. Thường áp dụng với bệnh nhân có tiền sử sỏi cản quang và không chỉ định đối với phụ nữ có thai
  • Xét nghiệm nước tiểu

Chẩn đoán phân biệt

Một số trường hợp các cơn đau quặn có thể là biểu hiện của một số bệnh khác

  • Viêm ruột thừa: có sốt nhẹ nhưng không có tình trạng tiểu ra máu
  • Tắc ruột cấp: bụng chướng, nôn, bí trung đại tiện, không tiểu ra máu
  • Vỡ phình động mạch chủ bụng
  • Thai ngoài tử cung vỡ,…

Xử lý khi xảy ra cơn đau quặn thận

Giảm đau bằng cách sử dụng một số loại thuốc. Nếu như có kèm sốt hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì có thể sử dụng kháng sinh. Ngoài ra sẽ kèm một số loại thuốc hỗ trợ điều trị, kích thích làm tan sỏi áp dụng cho trường hợp sỏi nhỏ. Việc sử dụng thuốc phải được chỉ định của bác sĩ, không được tự ý kết hợp và sử dụng thuốc

Thăm khám chuyên khoa để xem xét lấy sỏi: nếu trường hợp đau quặn dữ dội không dứt hoặc sỏi có kích thước to mà việc dùng thuốc không hiệu quả thì có thể áp dụng các phương pháp như: tán sỏi nội soi đường tiết niệu, tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể,…

Vậy nên khi có xuất hiện các cơn đau quặn hãy nên đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp

Nếu là đau do sỏi thận thì sau khi đã được điều trị khỏi bệnh thì cũng nên duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt tốt. Nên uống nhiều nước hàng ngày và hạn chế ăn mặn. Dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể thao

Tham khảo: Có nên tự thực hiện điều trị sỏi thận bằng thuốc không?