Hệ tiết niệu của con người gồm có thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Sỏi có thể xuất hiện ở mọi vị trí và sỏi tiết niệu là căn bệnh khá phổ biến mà nhiều người đang mắc phải
Việc điều trị sỏi tiết niệu ra sao luôn được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Vậy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để xem có những phương pháp điều trị nào để loại bỏ sỏi
Sỏi tiết niệu gồm có sỏi niệu quản, sỏi thận, sỏi niệu đạo và sỏi bàng quang. Khi sỏi phát triển ngày càng lớn sẽ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt như
- Môt số trường hợp sỏi gây ra tình trạng đau, buồn nôn
- Sỏi có thể gây ra tiểu buốt, tiểu rắt
- Làm cho các chức năng của thận bị suy giảm
- Tình trạng nặng sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác
Tùy thuộc theo từng tình trạng bệnh mà việc chữa trị sẽ khác nhau. Nếu kích thước còn nhỏ, khoảng dưới 5mm thì có khả năng loại bỏ được sỏi qua đường tự nhiên khi người bệnh uống nhiều nước, kết hợp ăn uống phù hợp
Nếu sỏi lớn hơn thì khả năng đào thải bằng đường tự nhiên khó hơn và lúc này bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phù hợp
Tham khảo chi tiết tại: Sỏi tiết niệu là bệnh gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây nên
Phương pháp điều trị sỏi tiết niệu được áp dụng
Trường hợp sỏi niệu quản và sỏi thận
Khi kiểm tra nếu như sỏi nhỏ hơn 7mm, chức năng thận của người bệnh còn tốt, sỏi chưa gây bến chứng gì và người bệnh không có bệnh mãn tính thì sẽ được điều trị nội khoa. Các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc phù hợp. Người bệnh ngoài uống thuốc thì còn cần phải kết hợp uống nhiều nước và vận động thể dục thể thao để giúp dễ dàng đào thải, làm tan sỏi
Khi sỏi đã ở kích thuớ lớn hơn thì sẽ sử dụng phương pháp điều trị khác. Những phương pháp được áp dụng cũng tùy vào tình trạng của người bệnh
+ Nếu sỏi niệu quản nhỏ hơn 1cm, sỏi thận nhỏ hơn 2cm, không có các bệnh lý, chức năng thận vận tốt thì sẽ áp dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể
+ Trường hợp xác định là sỏi san hô, dị dạng đường tiết niệu hoặc sỏi niệu quản 1/3 trên thì áp dụng phương pháp tán sỏi qua da
Khi áp dụng các phương pháp mà chưa loại bỏ hoàn toàn được sỏi thì các bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định phương pháp phù hợp khác
Trường hợp sỏi bàng quang
Những sỏi còn đang có kích thước nhỏ hoặc mới rơi từ niệu quản xuống cũng sẽ được điều trị bằng nội khoa để loại sỏi
Khi sỏi bàng quang có kích thước nhỏ hơn 3 cm nhưng không đào thải được bằng đường tự nhiên thì sẽ tiến hành lấy sỏi bằng phương pháp nội soi
Trường hợp khi sỏi đã to, lớn hơn 3cm đi kèm với đó là có một số bệnh lý khác thì sẽ điều trị bằng phẫu thuật
Điều trị với sỏi niệu đạo
Khi sỏi nằm ở vị trí niệu đạo sau thì sẽ được tiến hành đẩy sỏi ngược vào bàng quang và sẽ được điều trị tương tự như sỏi bàng quang
Khi vị trí sỏi nằm tại niệu đạo trước sẽ được tiến hành thực hiện gắp sỏi qua miệng sáo
Khi sỏi bị kẹt trong niệu đạo không đẩy hoặc gắp ra được sẽ thực hiện phẫu thuật
Những phương pháp chúng tôi nêu ra ở trên mang tính chất tham khảo. Để có phương pháp điều trị phù hợp thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ có chuyên môn kiểm tra
Sau quá trình điều trị để tránh cho sỏi tái phát thì cần duy trì uống nước đầy đủ và đều đặn. Tránh tuyệt đối không nên ăn quá nhiều muối. Uống quá ít nước, ăn quá mặn chính là các nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi tiết niệu
Nơi điều trị sỏi tiết niệu
Hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển mạnh nên các phương pháp kiểm tra, điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu… cũng dễ dàng và hiệu quả hơn
Việc điều trị ở các bệnh viện lớn hiện nay là lựa chọn hàng đầu vì
Được khám và kiểm tra kỹ càng
Các trang thiết bị được đầu tư hiện đại
Đội ngũ các sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân
Việc điều trị sỏi tiết niệu nên được thực hiện sớm để tránh gây ra các biến chứng và hậu quả xấu