Sỏi thận là bệnh thường gặp nhất của đường tiết niệu. Sỏi thận là những tinh thể lắng đọng từ các chất trong nước tiểu, theo các cơ chế khác nhau mà sẽ hình thành nên các loại sỏi thận khác nhau. Việc tìm hiểu những thông tin về các loại sỏi thận sẽ giúp chúng ta có những kiến thức và biện pháp phòng bệnh thích hợp.

1. Sỏi thận là gì ?

Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận.

Các loại sỏi phổ biến

Các loại sỏi phổ biến

Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, tuổi mắc bệnh thường từ 30 – 55, đôi khi có thể gặp ở trẻ em. Theo tác giả Glenn. H. Pneminger tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận trên thế giới vào khoảng 3% dân số.

2. Thông tin, hình ảnh các loại sỏi thận thường gặp

2.1. Sỏi Calci

Sỏi Calci là loại sỏi thường gặp nhất trong các loại sỏi thận

Sỏi Calci là loại sỏi thường gặp nhất trong các loại sỏi thận

Sỏi canxi là loại thường gặp nhất trong các loại sỏi thận, chiếm tỷ lệ 80 – 90 % các trường hợp, phổ biến hay gặp sỏi Calci oxalat và sỏi Calci phosphate. Bình thường, sỏi canxi cứng, có nhiều hình dạng, kích thước, mật độ khác nhau.

Nguyên nhân chính là do tình trạng nước tiểu quá bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận. Những nguyên nhân làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu là:

  • Cường tuyến giáp cận giáp.
  • Gãy xương lớn và bất động lâu ngày.
  • Dùng nhiều Vitamin D và Corticoid.
  • Di căn của ung thư qua xương, gây phá hủy xương.

Một số tình trạng làm giảm Citrat niệu. Citrat niệu có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ kali máu thì thường citrat niệu giảm. Khi giảm nồng độ citrat trong nước tiểu sẽ bão hòa muối canxi tạo điều kiện kết tinh sỏi thận.

Nước tiểu bão hòa về oxalate, ăn thức ăn chứa oxalate, các phân tử này sẽ đi qua đường tiêu hóa và được bài tiết ra ngoài như một chất thải. Khi đi qua ruột, oxalate có thể kết hợp với canxi tạo thành hợp chất canxi oxalate và được bài tiết trong chất thải. Khi có quá nhiều oxalate trong thận thì có thể dẫn đến bệnh sỏi thận.

Sỏi canxi photphat thường thấy ở những bệnh nhân rối loạn tiêu hóa hay rối loạn hormone do bệnh cường cận giáp và hiện tượng nhiễm toan ống thận.

Ngoài ra còn có rất nhiều trường hợp có tăng nồng độ canxi trong nước tiểu mà không tìm thấy nguyên nhân (chiếm khoảng 40-60% tổng trường hợp). Ngoài ra cũng có thể có nồng độ calci trong nước tiểu cao nhưng nồng độ Calci trong máu vẫn bình thường. Nồng độ calci cao trong nước tiểu không phải là yếu tố quyết định để kết thành sỏi thận, mà nó chỉ là yếu tố thuận lợi.

2.2. Sỏi acid uric

Sỏi acid uric khó phát hiện bằng chụp X-Quang

Sỏi acid uric khó phát hiện bằng chụp X-Quang

Sỏi acid uric chiếm khoảng 10% các trường hợp mắc sỏi. Sỏi thận dạng này thường có màu đỏ hoặc màu da cam vì chúng hấp thụ các sản phẩm hemoglobin trong nước tiểu. Các loại sỏi thận dạng axit uric thì mềm và không dễ phát hiện bằng cách chụp X-quang như sỏi canxi.

Acid uric dễ tan trong môi trường kiềm và dễ kết tinh trong môi trường acid, khi pH nước tiểu dưới 6. Sự tăng nồng độ uric trong máu, ngoài việc lắng đọng ở các tổ chức sụn, túi nhầy, da cơ… thì nồng độ uric tại thận cũng tăng cao. Lắng đọng uric tại thận là nguyên nhân chính gây nên sỏi uric. Sỏi acid uric dễ xuất hiện khi chuyển hóa chất purine tăng trong cơ thể. Các nguyên nhân có thể làm tăng chuyển hoá purine:

  • Sử dụng nhiều thức ăn có chứa nhiều chất purine như lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm.
  • Bệnh gout.
  • Phân hủy các khối ung thư khi dùng thuốc hóa trị liệu.

Khi Lượng Acid uric được bài tiết quá nhiều trong nước tiểu. Nước tiểu bị cô đặc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hình thành sỏi.

2.3. Sỏi struvit

Sỏi struvit hình thành do nhiễm khuẩn

Sỏi struvit hình thành do nhiễm khuẩn

Sỏi struvit thường có các cạnh sắc bất thường, lởm chởm và có thể phát triển đến một kích thước lớn chèn ép đường tiết niệu, từ đó gây ra các biến chứng nặng.

Nguồn gốc là nhiễm khuẩn tiết niệu. Vi khuẩn tiết ra men urease làm phân hủy urê, tạo thành amoniac (NH4OH). Amoniac bị phân hủy tạo thành amonium NH4+ và OH gây kiềm hóa nước tiểu. Struvit (MgNH4PO4.6H2O) được tạo thành và trong điều kiện nước tiểu kiềm hóa thì khó hòa tan và tạo sỏi.

2.4. Sỏi cystin

Sỏi cystin có nguyên nhân từ di truyền

Sỏi cystin có nguyên nhân từ di truyền

Sỏi cystin chỉ chiếm 1% trong tất cả các sỏi thận. Sỏi cystin có kích thước thay đổi những thường cứng và sắc. Sỏi có thể hình thành từ thời thơ ấu.

Do rối loạn vận chuyển cystin ở ống thận và ở niêm mạc ruột, nguyên nhân do di truyền gen lặn nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể thứ 14. Sỏi cystin thường đi với một bệnh cảnh bệnh lý ống thận di truyền (đa niệu, hạ K+ máu). Loại sỏi thận này tương đối ít gặp ở nước ta.

3. Các biện pháp phòng sỏi thận

Uống nhiều nước sẽ biện pháp hữu hiệu nhất giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc sỏi thận. Nếu từng mắc sỏi thận, bạn nên uống ít nhất 14 cốc mỗi ngày để phòng ngừa bệnh tái phát.

Ngoài ra, uống nước chanh, nước trái cây nam việt quất (dạng không đường) cũng có tác dụng bào mòn sỏi thận và phá vỡ sỏi.

Các loại thực phẩm chứa oxalat như: tỏi tây, khoai lang, đậu xanh, măng tây, ớt…, khi chúng ta ăn quá nhiều các thực phẩm này có thể tăng nguy cơ bị sỏi calci, sỏi oxalat. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế ăn quá nhiều các loại thực phẩm này.

Viên tán sỏi Tống Thạch Hoàn

Viên tán sỏi Tống Thạch Hoàn

Sỏi acid uric dễ gặp ở người béo phì hoặc có tiền sử bệnh gout, tiểu đường. Để phòng tránh dạng sỏi này, chúng ta không nên ăn quá nhiều đạm động vật.

Đối với sỏi struvite, trước tiên người bệnh cần dùng kháng sinh để ngăn chặn vùng viêm nhiễm lan rộng, đồng thời giữ gìn vệ sinh đường tiểu, hậu môn để ngăn ngừa sỏi quay lại.

Khi mắc sỏi cystin người bệnh cần duy trì chế độ ăn chung để tránh tạo loại sỏi hỗn hợp như: Kiêng đồ ăn quá mặn, uống nhiều nước, đồ ăn hàm lượng đạm cao…