Bệnh sỏi thận hiện nay đang có dấu hiệu trẻ hóa và cũng có xu hướng gia tăng. Chúng hình thành do các chất cặn bã, chất khoáng, muối ở trong nước tiểu bị lắng đọng lại và lâu dần chúng tạo thành sỏi. Về mức độ nguy hiểm của sỏi thận thì sẽ tùy thuộc vào tình trạng thực tế của từng người mà chúng sẽ gây ra ảnh hưởng khác nhau

Trong trường hợp nếu như được phát hiện ra sớm, mới chớm bị bệnh và sỏi vẫn nhỏ hoặc sỏi chưa gây nguy hiểm thì việc điều trị sẽ tương đối hiệu quả và dễ dàng. Tuy nhiên khi để tình trạng năng hơn thì việc can thiệp, điều trị sẽ tốn kém và mất nhiều thời gian hơn

Mức độ nguy hiểm của sỏi thận

th muc do nguy hiem cua soi than

Đối với các trường hợp không được điều trị sớm thì có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng và gây nguy hiểm. Những biến chứng thường gặp như:

Sỏi gây ra trường hợp tắc nghẽn đường tiết niệu: Sỏi xuất hiện tại đài thận, bể thận và khi chúng trôi xuống niệu quản, niệu đạo thì sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu. Lúc này thì nước tiểu sẽ khó được thải ra ngoài và sẽ ứ đọng tại thận gây ra tình trạng tiểu són, tiểu rắt. Nếu như tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy thận

Gây ra viêm bể thận cấp: khi sỏi bị tắc nghẽn tại đường tiết niệu dần dần nếu như không được điều trị thì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở một số vị trí như niệu quản, bể thận, đài thận. Khi bị nhiễm khuẩn tại bể thận năng sẽ dẫn đến viêm bể thận cấp với các triệu chứng như: đau hông dữ dội, sốt cao, đái ra mủ… Khi xuất hiện những triệu chứng này thì nên được điều trị ngay lập tức

Gây ra trường hợp ứ nước tại thận: khi sỏi ở niệu quản thì sẽ gây ứ nước toàn thận và niệu quản còn trường hợp sỏi tại đài thận thì có thể gây ra trường hợp ứ nước một phần thận. Khi bị ứ nước trong thời gian dài thì thận sẽ bị giãn rộng và có thể gây ra một số trường hợp nguy hiểm nếu không điều trị sớm

Gây nhiễm trùng tại đường tiết niệu: với sỏi có kích thước lớn hoặc cấu tạo nhiều cạnh sắc nhọn thì khi di chuyển chúng sẽ cọ xát. Lâu dần sẽ dẫn đến nguy cơ sưng viêm và vi khuẩn dễ xâm nhập gây ra viêm nhiễm. Nếu không được điều trị sớm thì sẽ gây nhiễm trùng và khó khăn hơn khi chữa trị

Gây ra suy thận: tùy thuộc theo tình trạng, kích thước sỏi mà chúng có thể được đào thải ra ngoài hoặc bị mắc kẹt lại tại một vị trí nào đó. Trong quá trình di chuyển chúng có thể gây ra cọ xát làm tổn thương niêm mạc ống thận, thận và đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn. Khi bị ở mức độ nặng mà không điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng suy thận cấp tính

Nhiều trường hợp không được điều trị sớm, điều trị đúng cách thậm chí gây nguy hiểm đến cả tính mạng. Do vậy khi có bất kể một dấu hiệu nào nghi ngờ thì cũng nên đi kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân từ đó được đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp

Khi đã chữa trị sỏi thận thì để tránh tái phát thì mỗi người cần lưu ý về chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống. Cụ thể

  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày
  • Không nên ăn quá nhiều muối, đồ đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn
  • Hạn chế ăn nhiều chất béo
  • Duy trì thói quen luyện tập thể thao đầy đủ

Để tham khảo thêm một số sản phẩm có chức năng hỗ trợ trong việc làm tan sỏi thận thì có thể xem tại: https://tongthachhoan.net/vien-tan-soi-tong-thach-hoan/