Người bị mắc sỏi thận cần đặc biệt lưu ý những điều gì để bệnh không gây nguy hiểm? Hãy cùng theo dõi chi tiết trong nội dung này
Sỏi thận là một trong những bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Chúng được hình thành từ muối và các khoáng chất không được hòa tan hết. Lâu ngày chúng tích tụ dần thành sỏi. Nếu không được đào thải ra ngoài và khi sỏi càng lớn thì ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đời sống
Những lưu ý đối với người mắc sỏi thận
Những triệu chứng cho thấy đã mắc sỏi thận
Xuất hiện các cơn đau xảy ra ở vùng mạn sườn, ở lưng sau đó sẽ lan đến những vùng khác như vùng bụng dưới, vùng chậu. Nguyên nhân chính ở đây đó là do sỏi di chuyển, cọ xát dẫn đến làm tổn thương đến đường tiết niệu của chúng ta
Tiểu ra máu do đường tiết niệu bị tổn thương hoặc tiểu khó, đau buốt do sự di chuyển của nước tiểu kéo theo sỏi
Tiểu rắt và tiểu són: trường hợp này là do sỏi di chuyển đến niệu quản và bàng quang làm cho tắc đường dẫn nước tiểu nên dẫn đến tình trạng này
Nước tiểu lẫn cặn hoặc màu bất thường. Một số trường hợp do sỏi vị vỡ và theo ra theo nước tiểu
Hiện tượng sốt và ớn lạnh: do nhiễm trùng đường tiết niệu gây nên
Nguyên nhân và những lưu ý cần thực hiện
Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận. Ngoài do yếu tố di truyền, mắc các dị tật đường tiết niệu bẩm sinh không thể tránh được thì chủ yếu do thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày gây ra. Tiểu biểu nhất như
- Thói quen ăn mặn, ăn nhiều đồ dầu mỡ, thức ăn có chứa nhiều muối. Lâu ngày chúng sẽ tích tụ dần gây nên sỏi
- Uống ít nước làm cho lượng nước tiểu đặc, dễ kết tinh và tạo thành sỏi
- Nhịn tiểu thường xuyên: thói quen này rất hại cho thận. Khi nhịn tiểu sẽ làm bàng quang tích tụ đầy nước tiểu kéo theo đó các chất khoáng cũng tích tụ theo dần dần thành sỏi
- Sử dụng một số loại thuốc có khả năng hình thành sỏi như: thuốc lợi tiểu, theophylline, …
Với các nguyên nhân này thì chúng ta cần phải lưu ý
Tạo một thói quen ăn uống, sinh hoạt tốt
Mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước đồng thời hạn chế lượng muối trong các bữa ăn hằng ngày
Không nên nhịn tiểu
Hạn chế sử dụng các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên, nướng
Hạn chế sử dụng nhiều những thực phẩm có chứa các chất dễ tạo sỏi
Định kỳ 6 tháng nên đi kiểm tra sức khỏe. Ngoài ra khi có bất kể một triệu trứng nào nghi ngời cũng nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Khi sỏi mới hình thành thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn
Những phương pháp chẩn đoán, điều trị sỏi được áp dụng
Khi đến khám chữa bệnh tại các sơ sở y tế, người bệnh cung cấp đầy đủ các triệu chứng gặp phải. Lúc này bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các bước kiểm tra
Tiến hành siêu âm ổ bụng để kiểm tra xem có sỏi hay không. Nếu có thì kích thước, vị trí sỏi nằm ở đâu để có phương pháp điều trị phù hợp
Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra
Chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp để kiểm tra phát hiện sỏi và những rối loạn gây nên triệu chứng của bệnh nhân
Sau khi đã có được kết quả chính xác, tùy thuộc vào kích thước, vị trí của sỏi mà sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp
Nếu như sỏi mới hình thành, còn nhỏ thì người bệnh sẽ được kê đơn thuốc để giúp tăng cường bài tiết sỏi ra khỏi cơ thể. Hiệu đem đến khá cao và đồng thời không tốn kém nhiều chi phí. Thường sau khi kê đơn, sử dụng thuốc bác sĩ sẽ hẹn 1 tuần sau đến khám lại để kiểm tra xem sỏi còn hay không
Nếu như sỏi đã to, trường hợp nghiêm trọng hơn thì sẽ được chỉ định thực hiện các kỹ thuật để lấy sỏi ra. Phương pháp áp dụng có thể là tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi, …
Sỏi thận diễn ra âm thầm và trường hợp khi không phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Khi mắc bệnh cần đến những cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, điều trị. Tránh tự ý dùng thuốc bừa bãi. Khi sử dụng bất kể phương pháp nào thì tốt hơn hết hãy liên hệ để được tư vấn từ những người có chuyên môn
>> tham khảo thêm: Sỏi thận? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh