Sỏi thận hình thành là do quá trình lắng đọng, tích tụ của các khoáng chất và cặn muối ở bên trong thận. Ngoài thận thì sỏi còn có thể xuất hiện ở những vị trí khác như bàng quang, niệu quản. Bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra và nếu được điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh rất cao. Ngược lại nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm và tổn hại đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh trong nội dung bài viết này

Nguyên nhân bị bệnh sỏi thận

Qua quá trình hoạt động, các chất cặn thay vì được đào thải ra ngoài thì lại bị lắng đọng lại và dần dần tạo thành các viên sỏi ở thận. Tùy vào thời gian, độ lắng đọng và vị trí mà kích thước và mắc độ ảnh hưởng của chúng sẽ khác nhau

Những nguyên nhân cơ bản gây nên sỏi thận có thể kể đến như:

  • Do uống quá ít nước làm cho lượng nước tiểu ít và dẫn đến cô đặc do vậy tạo điều kiện cho các chất bị lắng đọng lại thay vì được đào thải ra ngoài qua đường tiểu
  • Thường xuyên ngồi nhiều một chỗ và ít vận động
  • Ăn quá mặn, ăn nhiều đồ dầu mỡ, nội tạng động vật
  • Uống thường xuyên chè, cafe, bia, rượu, nước ngọt
  • Sử dụng lâu dài một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, vitamin D, glucocorticoids,…
  • Những đối tượng bị phì đại tiền liệt tuyến, túi thừa trong bàng quang dẫn đến nước tiểu bị đọng lại ở các khe kẽ
  • Người bị nhiễm trùng tại vùng sinh dục, bị một số dị dạng bẩm sinh

nguyen nhan bi benh soi than

Với những nguyên nhân bên trên thì phần lớn các nguyên nhân là do thói quen của con người hình thành. Do vậy nên thay đổi, khắc phục những thói quen đó để giảm thiểu tình trạng bị sỏi cũng như sự phát triển của chúng

  • Từ bỏ những thói quen sinh hoạt xấu như: hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, tránh xa các loại nước ngọt và các loại thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế ăn quá mặn
  • Hằng ngày nên uống thật nhiều nước lọc, có thể thay thế bằng nước ép hoa quả. Hạn chế nước chè, cafe và bia rượu
  • Ăn nhiều rau củ quả, hạn chế một số loại có chứa nhiều oxalat
  • Duy trì thói quen vận động, luyện tập thể thao như đạp xe, đi bộ

Chẩn đoán và điều trị

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán, xác định tình trạng của sỏi. Cụ thể:

  • Chụp X quang hoặc siêu âm ổ bụng để phát hiện sỏi
  • Khám lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu
  • Chụp CT đường tiết niệu

Về quá trình điều trị sẽ tùy vào từng tình trạng bệnh khác nhau

  • Trường hợp người có sỏi nhỏ, chưa gây nguy hiểm thì có thể điều trị bằng thuốc kết hợp với đó người bệnh cần phải chú ý uống nhiều nước để việc đào thải sỏi được dễ dàng hơn qua đường tự nhiên
  • Trường hợp sỏi to hoặc đã có biến chứng thì cần đến những phương pháp điều trị tích cực hơn như: nội soi tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể,…

Quá trình điều trị bệnh sỏi thận nên được triển khai càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng bệnh trở nặng. Khi có những dấu hiệu nào nghi ngờ nên thăm khám và kiểm tra ngay

Việc tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, uống nhiều nước sẽ là thói quen tốt nhằm hạn chế tình trạng bị sỏi