Nguyên nhân bị sỏi thận do đâu? Nhiều người khi phát hiện ra mình mắc sỏi thận sẽ thường có thắc mắc không biết do đâu mà mình bị. Vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra những nguyên nhân cơ bản có thể dẫn đến bệnh sỏi thận

Tổng quan về bệnh sỏi thận

Do sự lắng đọng của khoáng chất, cặn muối ở trong thận. Tùy vào kích thước to nhỏ mà chúng sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể của người bệnh. Số lượng, vị trí sỏi cũng có thể nằm ở những vị trí khác nhau. Sau khi thăm khám, kiểm tra thì bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chính xác cũng như phương hướng điều trị phù hợp

Hiện nay sỏi thận là một căn bệnh phổ biến có rất nhiều người mắc phải. Việc phát hiện và điều trị sớm thì hiệu quả đạt được sẽ rất cao. Ngược lại khi để cho tình trạng nặng, có biến chứng thì việc điều trị sẽ phức tạp cũng như sẽ tốn kém nhiều chi phí hơn

Nguyên nhân bị sỏi thận

th nguyen nhan bi soi than

Thay vì sẽ thải các chất hòa tan và nước tiểu ra ngoài thì giờ đây chúng tạo thành sỏi ở trong thận. Sỏi được hình thành và có thể di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau theo đường đi của nước tiểu. Những nguyên nhân gây ra sỏi thận có thể kể đến như:

  • Do uống quá ít nước hàng ngày: khi không đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể dễ xảy ra tình trạng nước tiểu bị cô đặc và làm cho các cặn bã khó bị đảo thải ra ngoài mà sẽ lắng đọng, tích tụ dần
  • Ăn mặn thường xuyên: việc ăn mặn sẽ cực kỳ hại cho thận vì thường xuyên phải làm việc quá tải
  • Một số đối tượng bị các dị dạng bẩm sinh liên quan hoặc bệnh nhân bị u xơ, túi thừa ở bàng quang gây ra tình trạng nước tiểu bị đọng lại ở các khe
  • Những người ít vận động, thường xuyên ngồi nhiều một chỗ
  • Thường xuyên nhịn tiểu
  • Những người thừa cân, béo phì
  • Có chế độ ăn uống thiếu khoa học như: lười ăn rau xanh, các thực phẩm có chứa oxalat, thường xuyên uống nhiều cafe, nước chè,…
  • Dùng lâu dài một số loại thuốc như vitamin C, thuốc lợi tiểu, vitamin D,…

Từ những nguyên nhân kể trên thì có thể dễ dàng có được biện pháp để phòng tránh, cải thiện tình trạng bệnh như

  • Nên thường xuyên uống nhiều nước, tránh xa các loại nước không tốt như nước ngọt và hạn chế uống nước chè, cafe
  • Thường xuyên ăn nhiều rau xanh và chế biến chúng theo cách luộc, hấp để giảm lượng dầu mỡ
  • Giảm bớt lượng muối ăn khi chế biến, tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp
  • Tích cực luyện tập thể thao hàng ngày

Hiện nay việc khám, kiểm tra sỏi thận thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng. Nên thường xuyên kiểm tra, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện khi sỏi vẫn còn nhỏ như vậy quá trình điều trị cũng sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Cho dù là không bị bệnh hay đã điều trị hết sỏi thì mỗi cá nhân cũng vẫn nên luôn duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học để tránh bị tái lại

Bạn đọc có thể tham khảo thêm về bài viết: Sỏi mật điều trị ra sao? những lưu ý đối với người bị bệnh