Bệnh sỏi là gì?

Bệnh sỏi thực tế là các chất dư trong cơ thể kết tủa thành sỏi ở bộ phận nào đó, gây khó khăn cho hoạt động ở bộ phận đó và lâu dần trở thành bệnh. Bệnh sỏi có nhiều biến chứng phong phú và đa dạng nên có nhiều yếu tố để phân loại, tuy nhiên theo quan điểm phổ biến hiện nay thì được chia làm 2 loại chính là sỏi tiết niệu và sỏi mật.

Sỏi tiết niệu là gì?

Anh Soi Tiet Nieu

Hệ tiết niệu của con người gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Khi sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của hệ tiết niệu nghĩa là đã mắc sỏi tiết niệu. Như vậy sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quangsỏi niệu đạo.

Cuốn sách bệnh học thận tiết niệu (ĐH Y khoa Hà Nội) có đề cập: Sỏi tiết niệu là những tinh thể rắn hình thành trong hệ tiết niệu từ các chất trong nước tiểu. Sỏi tiết niệu có thể nhỏ hoặc lớn tới vài cm.

Xem chi tiết…

Sỏi mật là gì?

Anh Soi Mat Túi mật là một túi nhỏ hình quả lê nằm mắt dưới gan bên phải để lưu trữ và cô đặc mật. Mật do gan bài tiết được lưu trữ trong túi mật rồi được bài xuất xuống ruột để tiêu hoá chất béo. Sỏi mật (hay còn gọi là sỏi túi mật) là những viên thể rắn được hình thành bởi cholesterol, muối mật và canxi, kích thước sỏi từ vài mm đến vài cm. Số lượng có thể từ 1 đến hàng trăm viên và bệnh có thể mang tính di truyền Xem chi tiết…

Nguyên nhân nào gây nên bệnh sỏi?

Nguyên Nhân Gây Bệnh Sỏi Tiết Niệu

Bệnh sỏi tiết niệu có nhiều nguyên nhân hình thành và gây ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu, từ thận tới bàng quang.

Khi xuất hiện những rối loạn về mặt sinh lý kết hợp những yếu tố thuận lợi như: giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi pH nước tiểu, dị dạng đường niệu… thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh, hình thành một nhân nhỏ, sau đó lớn dần thành sỏi tiết niệu.

Cũng có nhiều nguyên nhân đến từ thói quen sinh hoạt không điều độ cũng khiến sỏi tiết niệu dễ hình thành hơn:

  • Nhịn tiểu thường xuyên: Việc nhịn tiểu thường xuyên dẫn đến canxi không được đào thải ra ngoài cơ thể hoàn toàn và tạo thành sỏi.
  • Không ăn sáng: Việc bỏ qua bữa sáng khiến mật không bài tiết dịch cho việc tiêu hóa, dịch mật tích tụ trong thời gian dài tạo thành sỏi.
  • Không uống đủ nước: Uống ít nước sẽ khiến lượng nước tiểu bài tiết ít hơn, trở nên đậm đặc hơn. Nồng độ tinh thể dễ tăng cao và hình thành sỏi thận.
  • Mất ngủ thường xuyên: Khi ngủ, mô thận có thời gian tái tạo những tổn thương. Nhưng nếu bạn mất ngủ, chức năng này sẽ không được thực hiện, lâu ngày sẽ gây nên nhiều bệnh lý về thận trong đó có sỏi.
  • Thói quen ăn mặn và ăn quá nhiều mỡ: Những loại thức ăn có hàm lượng muối và dầu mỡ quá cao là nguyên nhân khiến thận gia tăng bài tiết canxi, giảm PH nước tiểu, và giảm bài tiết citrat niệu, tạo tiền đề cho sỏi hình thành.

Những ai có nguy cơ cao bị sỏi tiết niệu?

  • Những người có bất thường bẩm sinh đường tiết niệu.
  • Gia đình có người mắc sỏi tiết niệu.
  • Bản thân từng trải qua can thiệp đường tiết niệu.
  • Người uống ít nước, đặc biệt là người cao tuổi.
  • Người nằm bất động lâu ngày.
  • Người bị mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa (toan chuyển hóa mạn, tăng canxi niệu,…).
  • Đang sử dụng một số thuốc.
  • Người lao động trong môi trường nóng bức.
  • Người có thói quen thường xuyên nhịn tiểu.

Nguyên Nhân Gây Bệnh Sỏi Mật

  • Nhịn ăn kéo dài: Khi nhịn ăn túi mật có thể không tiết như bình thường dẫn đến các biến chứng nguy hiểm
  • Muốn giảm cân nhanh: Khi giảm cân nhanh với cá loại thuốc thì gan có thể sẽ tạo thêm cholesterol dẫn đến sỏi mật
  • Béo phì: Đây là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất. Béo phì có thể làm tăng mức cholesterol và khó khăn trong việc làm rỗng túi mật.
  • Hay uống thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone cho các triệu chứng mãn kinh, hoặc đang mang thai: Nó có thể làm tăng cholesterol và làm tăng nguy cơ ứ mật ở túi mật.
  • Bệnh mãn tính: ví dụ như bệnh tiểu đường những người này có lượng chất béo trung tính cao hơn-nguy cơ sỏi mật cao.
  • Phụ nữ mang thai nhiều lần
  • Các vấn đề về máu tan máu (bệnh về máu dẫn đến thiếu máu)
  • Các vấn đề về di truyền học

Những ai có nguy cơ cao bị sỏi mật?

  • Người béo phì: Vì sỏi liên quan đến vấn đề thừa cholesterol trong máu.
  • Phụ nữ dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen.
  • Người có bệnh viêm đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
  • Tiền sử gia đình có người bị sỏi mật

Những triệu chứng phổ biến khi mắc bệnh sỏi?

Những dấu hiệu khi bị bệnh sỏi tiết niệu

Tùy thuộc viên sỏi ở vị trí nào của hệ tiết niệu mà sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên khi xuất hiện những dấu hiệu sau có thể giúp bạn nhận ra bản thân đang bị sỏi tiết niệu:

  • Đau dữ dội bên hông và lưng, bên dưới xương sườn, đau từng cơn, lan xuống mặt trong đùi.
  • Đau buốt khi đi tiểu.
  • Nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu.
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Đi tiểu liên tục, nhiều hơn bình thường.
  • Đi tiểu ít.
  • Sốt ớn lạnh nếu có nhiễm trùng.

Những dấu hiệu khi bị bệnh sỏi mật

Hầu hết sỏi túi mật không có triệu chứng. Tuy nhiên, những sỏi túi mật có kích thước lớn sẽ bị kẹt trong trong ống dẫn mật đến ruột, túi mật lúc này sẽ co bóp khó hơn và người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng bụng trên bên phải. Bạn cần chú ý đến khả năng mắc bệnh nếu có những dấu hiệu sau:

  • Đau ở phần bụng trên hoặc phần giữa bên phải trong ít nhất 30 phút. Triệu chứng này có thể kéo dài hoặc thậm chí gây ra co thắt.
  • Đau lưng hoặc đau giữa hai xương bả vai, đặc biệt là đau vai phải
  • Vàng da hoặc vàng mắt
  • Sốt
  • Phân màu đất sét trắng
  • Buồn nôn và ói mửa
Chứng nhận Tống Thạch Hoàn

"Viên tán sỏi Tống Thạch Hoàn"

Giải pháp đột phá hỗ trợ bào mòn - làm mềm - đào thải sỏi được tạo thành từ các loại thảo dược thiên nhiên...

  • Làm mềm, bào mòn, tăng cường đào thải sỏi, cặn sỏi
  • Giúp lợi tiểu, lợi mật
  • Giảm nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu, sỏi mật