Hiện nay, các bệnh lý ngoại khoa niệu quản tương đối phổ biến, bao gồm: sỏi, hẹp, khối u…. Phương pháp điều trị kinh điển cho các bệnh lý này là mổ mở, tuy nhiên phương pháp sẽ khiến bệnh nhân phải mổ, rạch cơ thành bụng, đau nhiều, ngày nằm viện kéo dài, nguy cơ nhiễm khuẩn cao, có thể có biến chứng hẹp niệu quản. Xu hướng trong điều trị ngoại khoa hiện nay là áp dụng các kỹ thuật cao, ít xâm hại cho bệnh nhân nhằm thay thế chỉ định mổ. Sự xuất hiện của nội soi niệu quản đã giúp các nhà tiết niệu khắc phục được vấn đề nói trên. Nội soi niệu quản không chỉ là một phương tiện chẩn đoán mà còn là một phương pháp chẩn đoán hữu hiệu thay thế cho đa số các chỉ định mổ thông thường vào niệu quản.
1. Chỉ định nội soi niệu quản
- Phát hiện các bất thường đường tiết niệu (tắc nghẽn, hẹp niệu quản , chít hẹp niệu quản bẩm sinh)
- Chẩn đoán tiểu máu
- Lấy bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh hệ tiết niệu
- Chẩn đoán và điều trị sỏi niệu quản và sỏi thận
- Chẩn đoán hoặc điều trị hẹp hoặc khối u của niệu quản hoặc khung thận
2. Chống chỉ định nội soi niệu quản
Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường niệu, chảy máu không di căn. Chống chỉ định khi có sỏi tại bàng quàng.
3. Dụng cụ để tiến hành nội soi niệu quản
Nội soi niệu quản bằng ống cứng trông giống như một ống soi dài mỏng, chúng thường có ống kính không thể hoán đổi với góc nhìn từ 0-10 độ, ống nội soi rộng 5 CH. Độ dày của ống nội soi niệu quản cứng nằm trong khoảng 6-9 CH, mỏng ở đầu và đường kính tăng dần. Sự cải tiến công nghệ hiện nay đã cho phép nội soi niệu quản với đường kính 5-7 CH.
Nội soi niệu quản bằng ống soi mềm thường có đường kính 8-10 CH, ống nội soi mỏng hơn (CH 3) so với ống nội soi niệu quản cứng. Ống kính của ống nội soi niệu quản rất linh hoạt có thể được kiểm soát góc nhìn lên tới 270 độ.
4. Kỹ thuật nội soi niệu quản
4.1. Chuẩn bị bệnh nhân trước khi nội soi
- Gây mê toàn thân hoặc gây tê tủy sống
- Dự phòng kháng sinh trước và sau phẫu thuật
- Đặt người bệnh ở tư thế sản khoa.
4.2. Nội soi bàng quang và nội soi ngược dòng
Sau khi ống nội soi đến bàng quang, phương pháp nội soi ngược dòng được thực hiện để đánh giá giải phẫu của đường tiết niệu trên và các chỉ định cho nội soi niệu quản. Với sự trợ giúp của ống thông niệu quản, ống nội soi sẽ được đưa vào đường tiết niệu trên.
4.3. Nội soi niệu quản bằng ống soi cứng
Niệu quản sẽ được giãn thông bằng một ống thông cứng. Ống nội soi niệu quản sẽ được đưa dọc theo niệu đạo và ống thông để đi sâu vào trong hệ tiết niệu trên. Nội soi niệu quản được thực hiện dọc theo ống thông dưới tầm nhìn trực tiếp vào niệu quản. Niệu quản có thể được làm thẳng với sự trợ giúp của dây dẫn và ống thông niệu quản giúp ống nội soi có thể đưa đến được đài bể thận.
4.4. Nội soi niệu quản bằng ống soi mềm
Sau khi đặt ống dẫn, ống soi mềm sẽ được đưa vào niệu quản một cách dễ dàng, ngay cả khi gặp phải gánh nặng sỏi lớn. Sau khi tiến hành nội soi niệu quản bằng ống soi mề toàn bộ hệ tiết niệu sẽ được kiểm tra.
5. Ứng dụng nội soi niệu quản
5.1. Nội soi niệu quản điều trị sỏi thận
Nội soi niệu quản điều trị sỏi thận với forceps
Với những sỏi thận nhỏ có thể dễ dàng lấy ra bằng forceps. Forceps có thể được tái sử dụng nhiều lần và giá thành rẻ.
Nội soi niệu quản điều trị sỏi thận bằng giỏ dormia
Cũng được áp dụng với những viên sỏi nhỏ, có thể lấy ra dễ dàng bằng giỏ Dormia. Tuy nhiên, phương pháp này có giá thành khá đắt do giỏ Dormia chỉ được dùng một lần.
5.2. Nội soi niệu quản điều trị sỏi niệu quản
Đối với những viên sỏi kích thước lớn không thể lấy ra được, chúng sẽ được phá vỡ thành những mảnh nhỏ bằng nhiều phương pháp. Sau đó, các mảnh sỏi sẽ được đưa ra ngoài dễ dàng bằng các ống dẫn lưu.
Các phương pháp tán sỏi hiện nay:
- Tán sỏi điện cơ (ví dụ: Litva)
- Tán sỏi thủy điện lực (EHL)
- Tán sỏi bằng laser
Tán sỏi nội soi bằng Laser hiện nay được áp dụng rất rộng rãi, do phương pháp này có ưu điểm là giảm thiểu chấn thương cho niệu quản và làm giảm sự trật khớp của đá trong quá trình tán sỏi.
5.3. Sinh thiết hệ tiết niệu
Sinh thiết được lấy từ các khối u bất thường ở hệ tiết niệu, khi các khối đó không xác định được nguyên nhân xuất hiện. Khi tiến hành sinh thiết, nên lấy nhiều mảnh nhỏ và ở nhiều vị trí xung quanh khối u.
5.4. Phẫu thuật khối u niệu quản
Có thể tiến hành cắt bỏ khối u niệu quản bằng nội soi niệu quản.
5.5. Mở thông niệu quản và đặt stent niệu quản
6. Biến chứng của nội soi niệu quản
- Thủng niệu quản, hẹp niệu quản, rất hiếm: co thắt niệu quản.
- Nhiễm trùng hệ tiết niệu
- Chảy máu hệ tiết niệu
- Chít hẹp hệ tiết niệu sau khi nội soi niệu quản vì phù niệu quản, cục máu đông, sỏi còn sót lại hoặc chấn thương của niệu quản.