Điều trị bệnh sỏi thận là việc cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Vậy đối với các bệnh nhân đang trong quá trình điều trị thì nên lưu ý đến những điều gì?

Sỏi thận là một căn bệnh mà đang có rất nhiều người mắc phải. Nguyên nhân chính chủ yếu thường là do môi trường sống và chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tại Việt Nam tỉ lệ người mắc phải căn bệnh này khá cao và đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Có nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này tùy vào từng giai đoạn, tình trạng của mỗi người

Nguyên nhân gây bệnh

dieu tri benh soi than 2

Sỏi hình thành trong thận khi mà các chất khoáng, muối không được đào thải ra ngoài mà bị lắng cặn lại ở thận. Trong thời gian dài chúng sẽ kết tinh lại và tạo thành sỏi. Với những trường hợp sỏi lớn hoặc có bề mặt sắc nhọn thì chúng có thể gây ra đau đớn cho người bệnh. Chúng có thể di chuyển và nằm ở những vị trí khác nhau ở trong hệ tiết niệu. Xem cụ thể hơn từng nguyên nhân TẠI ĐÂY

Những nguyên nhân chính gây ra sỏi thận như:

Lười uống nước: việc uống quá ít nước hoặc không uống nước sẽ ảnh hưởng khá nhiều và được xem là nguyên nhân chính gây nên sỏi thận. Khi lượng nước không đủ cung cấp cho cơ thể thì se ảnh hưởng đến tuần hoàn của thận. Chức năng lọc sẽ giảm, lượng nước tiểu trở nên cô đặc và nồng độ muối khoáng cao dễ kết tinh thành sỏi

Nhịn đi tiểu: khi nhịn tiểu sẽ làm cho nước tiểu tích tụ đầy ở trong bàng quang, bể thận từ đó kéo theo tình trạng tích tụ chất khoáng. Nếu thường xuyên có thói quen này thì khá dễ tích tụ và tạo sỏi

Chế độ ăn uống không được phù hợp: thường có thói quen ăn mặn hay những đồ chứa nhiều dầu mỡ sẽ tạo ra gánh nặng cho thận. Sử dụng nhiều thức ăn có chứa gốc muối như oxalat cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi

Ngồi nhiều, ít vận động: những người thường xuyên ngồi nhiều như dân văn phòng, lái xe cũng là những người rất dễ mắc phải sỏi

Một số trường hợp bị mắc các dị tật ở đường tiết niệu hoặc bị nhiễm trùng đường sinh dịch, tiết niệu thì cũng rất dễ mắc sỏi tiết niệu

Do lạm dụng một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, theophylline, glucocorticoids,…

Triệu chứng cho thấy đang mắc sỏi thận

dieu tri benh soi than

  • Nước tiểu có màu bất thường hoặc là có lẫn cặn
  • Đi tiểu ra máu do sỏi di chuyển gây cọ sát, tổn thương đường tiết niệu
  • Đi tiểu són, tiểu dắt khi sỏi di chuyển làm tắc đường dẫn nước tiểu
  • Tiểu buốt, tiểu khó khi sỏi di chuyển theo dòng nước tiểu
  • Các cơn đau ở mạn sườn sau đó lan xuống phía dưới, cơn đau có thể xảy ra một cách dữ dội lên đến nhiều giờ
  • Sốt và ớn lạnh, buồn nôn xảy ra khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi ảnh hưởng đến thần kinh vùng bụng và tác động đến hệ tiêu hóa

Khi thăm khám, kiểm tra dựa vào kết quả thì việc điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định. Nếu như trong trường hợp nhẹ, sỏi còn nhỏ và chưa ảnh hưởng thì thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh tự điều trị tại nhà. Còn trường hợp sỏi to hơn mà việc điều trị bằng thuốc không đáp ứng được thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại sỏi. Các phương pháp phẫu thuật, điều trị hiện nay có nhiều cách với những trang thiết bị, máy móc hiện đại. Người bệnh nên lựa chọn các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín

Trong quá trình điều trị bằng thuốc hoặc khi đã phẫu thuật loại bỏ sỏi thành công thì người bệnh nên lưu ý đó là thường xuyên uống đầy đủ nước, ăn uống khoa học, tránh ăn mặn và tích cực luyện tập thể thao để việc điều trị đạt hiệu quả cũng như tránh tái phát

Có thể tham khảo sản phẩm hỗ trợ điều trị sỏi thận tống thạch hoàn do Công ty cổ phần Onepharm cung cấp