Sỏi mật hiện nay cũng là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở đường tiêu hóa. Căn bệnh này ảnh hưởng nhiều đến người bệnh, chúng gây ra khó chịu, đau đớn và nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều nguy hiểm và thậm chí dẫn đến ung thư. Vậy sỏi mật điều trị ra sao và nên lưu ý vấn đề gì
Mật là một túi nhỏ nằm tại mặt phía dưới thùy gan và có màu xanh. Đây sẽ là nơi để lưu trữ dịch mật do gan tổng hợp và tiết ra. Sẽ hỗ trợ cho việc tiêu hóa, phân hủy các chất béo và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn
Các cơ chế gây ra tình trạng sỏi mật
Khi dịch mật có chứa nhiều cholesterol: khi gan bài tiết ra quá nhiều cholesterol thì lúc này mật không thể hòa tan được hết dẫn đến tình trạng ứ đọng. Lâu dần chúng sẽ kết tinh lại tạo thành sỏi
Khi túi mật lúc nào cũng chứa đầy mật thì mật cũng sẽ bị cô đặc lại lâu dần sẽ tạo thành sỏi mật
Khi gặp phải những vấn đề như rối loạn về máu, xơ gan hay nhiễm trùng đường mật thì gan sẽ tạo ra nhiều bilirubin. Nếu lượng chất này dư thừa sẽ bị tích tụ thành sỏi
Tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh sỏi mật ở MỤC NÀY
Những đối tượng sẽ có nguy cơ cao bị mắc sỏi mật
- Người thường xuyên ăn quá nhiều chất béo, đồ dầu mỡ và ăn ít rau
- Người có tiền sử gia đình có người mắc sỏi mật
- Những người béo phì
- Đối tượng bị mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan
- Giảm cân một cách quá nhanh
- Phụ nữ thường xuyên uống thuốc tránh thai
- Người bị các bệnh mãn tính tư rối loạn máu, tiểu đường
Nếu như thuộc một trong những nhóm đối tượng này thì nên thường xuyên đi khám sức khỏe để kiểm tra
Các dấu hiệu để phát hiện sỏi mật
Thông thường loại bệnh này sẽ không có dấu hiệu rõ ràng, điển hình nên sẽ hay bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Tuy nhiên vẫn có một dấu hiệu thường gặp đó là xảy ra cơn đau quặn ở bụng
Vị trí của cơn đau đó là thường xảy ra tại vùng thượng vị hoặc là ở vùng bụng bên phải. Mức độ cơn đau có thể xảy ra liên tục gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh
Cơn đau diễn ra từng cơn và không âm ỉ. Thời gian xuất hiện có thể là sau khi ăn hoặc là vào ban đêm dẫn đến ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ
Ngoài đau quặn bụng ra thì những người khi mắc sỏi mật có thể xuất hiện vàng da, sốt khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng
Nếu để càng lâu mà không có biện pháp chữa trị kịp thời thì bệnh này sẽ gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mang người bệnh
Sỏi mật điều trị ra sao? Phương pháp điều trị
Căn bệnh này nên được chữa trị thật sớm để giảm thiểu biến chứng dây nguy hiểm. Phương pháp điều trị sỏi mật phổ biến hiện nay gồm
Điều trị không cần phải phẫu thuật
Trường hợp này là khi sỏi vẫn còn đang nhỏ, chưa ảnh hưởng gì nhiều. Sau khi kiểm tra, tùy tình trạng thì bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị
- Có thể là được điều trị bằng thuốc, các loại thuốc được kê có chức năng hỗ trợ, điều trị làm tan sỏi
- Dùng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể thông qua sóng cao tần và sỏi sẽ được làm tan sau đó lấy sỏi qua nội soi
Những phương pháp này khá đơn giản nhưng có thể hiệu quả không được tuyệt đối và sẽ áp dụng trong trường hợp kích thước sỏi vẫn còn rất nhỏ
Điều trị thông qua phẫu thuật
Phẫu thuật thực hiện có thể là nội soi hoặc mổ hở. Nội soi vẫn là phương pháp được ưu tiên hiện nay vì đây là một phương pháp cực kỳ tiên tiến, sẽ hạn chế được đau đớn và thời gian hồi phục sẽ nhanh chóng hơn là phương pháp mổ hở
Hiện nay tại các bệnh viện lớn, uy tín đều có áp dụng phương pháp này và người bệnh hoàn toàn có thể an tâm điều trị
Những người bị mắc sỏi mật, sỏi thận nên lưu ý cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học và lành mạnh để giảm thiểu, hạn chế tình trạng sỏi
Xem thêm: Người bị bệnh sỏi mật nên có chế độ ăn uống như nào?