Sỏi mật phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp người ta không để ý đến, vì chỉ 20% trường hợp là có triệu chứng bệnh. Triệu chứng bệnh của sỏi mật thường thầm lặng và mờ nhạt, đôi khi có đau quặn bụng, có rối loạn chức năng túi mật, gan, tụy … Những triệu chứng này đòi hỏi phải được chẩn đoán chính xác mới có thể xác định cụ thể và có hướng điều trị.

Minh họa sỏi mật

Minh họa sỏi mật

Chức năng của túi mật

Túi mật nằm ở góc trên , bên phải bụng , phía dưới gan. Chức năng của túi mật là chứa mật tạo ra từ tế bào gan, từ đó đưa mật đến tá tràng, ruột non để tiêu hóa thức ăn.

Gan của chúng ta mỗi ngày tạo ra 1 lít mật , mật này cô đặc và được dự trữ trong túi mật. Để tiêu hóa thức ăn, chúng ta không chỉ cần nhai, dịch vị … mà còn cần acid mật đặc biệt. Thức ăn mỡ để tiêu hóa được còn cần có lượng dịch mật thích hợp. Vì vậy, túi mật co bóp để đẩy mật vào ống mật, xuống tá tràng để thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa.

Nguyên nhân sỏi mật

Nguyên nhân sỏi mật

Sự hình thành của sỏi mật

Dịch mật gồm có acid mật, cholesterol, sắc tố, protein, lecithin, muối và nước. Sỏi mật được hình thành do sự mất cân bằng các thành phần của mật. Điều này có thể do nhiều nguyên như:

  • Mất cân bằng trong việc sản xuất hoặc vận chuyển mật trong gan, nơi mà mật được tạo thành.
  • Ăn quá nhiều thức ăn béo.
  • Mất cân bằng về khả năng cô đặc hay pha trộn của túi mật.
  • Mất acid mật do nhiều nguyên nhân.
  • Do bẩm sinh.

Một hậu quả có thể có của rối loạn này là sự tích tụ của các tinh thể trong túi mật, những tinh thể này sẽ lớn dần qua tháng năm, mà điều này chúng ta không nhận thấy được. Chỉ khi nào túi mật không thể co bóp, khi sỏi đã làm nghẽn túi mật hay đường mật, lúc đó mới có cảm giác đau.

Tùy thuộc vào bản chất của sự rối loạn sản xuất dịch mật mà sỏi của bệnh nhân có thành phần khác nhau. Trong nhiều trường hợp, thành phần chính của sỏi là cholesterol. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân có thể thay đổi thành phần chẳng hạn như sắc tố, muối, dịch tiết, protein … Có nhiều loại sỏi mật: sỏi cholesterol, sỏi hỗn hợp, sỏi sắc tố,… Tùy loại sỏi, cách điều trị có thể khác nhau.

Điều trị sỏi mật như thế nào?

Phương pháp điều trị sỏi mật tùy thuộc thành phần sỏi và mức độ trầm trọng của bệnh . Có nhiều cách điều trị sỏi mật: dùng thuốc, dùng sóng rung động, phẫu thuật, thay đổi lối sống. Chúng ta phải xem xét, nếu sỏi yên lặng không triệu chứng thì không cần điều trị, chỉ điều trị khi sỏi có triệu chứng. Tuy nhiên riêng sỏi ống mật thì phải điều trị ngay cả khi không có triệu chứng.

Đối với trường hợp sỏi mật có kích thước nhỏ, người bệnh có thể thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh, dùng thêm những loại thảo dược như kim tiền thảo, thạch vĩ, hải kim sa, râu ngô, phục linh,… nhằm hỗ trợ điều trị hiệu quả. Viên tán sỏi – Tống Thạch Hoàn được kết hợp từ 16 loại thảo dược, không chỉ giúp người bệnh lợi niệu, tiêu viêm, làm mềm sỏi và tống sạch sỏi vụn mà còn có tác dụng phòng ngừa tái phát đối với bệnh nhân có cơ địa tạo sỏi, tránh tạo sỏi mới.