Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến nhất liên quan đến đường tiết niệu. Tùy thuộc vào quá trình, thời gian hình thành mà sỏi sẽ có những kích thước khác nhau. Nếu như không được khám và phát hiện sớm thì sỏi sẽ ngày một to và có khả năng gây biến chứng. Vậy đối với trường hợp sỏi thận 6mm thì có gây nguy hiểm hay không và phương pháp điều trị ra sao
Sỏi thận 6mm
Sự tích tụ, lắng đọng các cặn bã trong thận không được đào thải hết lâu ngày sẽ hình thành và tạo sỏi. Khi kích thước càng lớn thì ảnh hưởng của chúng đến cơ thể ngày càng cao. Tuy nhiên những người có kích thước của sỏi 6mm đổ lại thì đây vẫn là một kích thước khá nhỏ nên chưa có nhiều ảnh hưởng. Việc điều trị có thể thực hiện tại nhà thông qua hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với việc uống nhiều nước để đào thải sỏi ra ngoài
Tuy nhiên có những trường hợp sỏi cũng chỉ có kích thước 6mm nhưng chúng có nhiều cạnh sắc nhọn thì có thể làm xước thận, bàng quang gây ra đau đớn cho người bệnh. Tuy lúc này chúng chưa ảnh hưởng đến các chức năng của hệ tiết niệu và thận nhưng người bệnh nên chú ý quan sát, theo dõi và tốt nhất hãy đến cơ sở y tế để được hỗ trợ, tư vấn giúp việc điều trị hiệu quả
=> Sỏi thận 6mm chưa gây ra nguy hiểm cho người bệnh tuy nhiên vẫn nên được điều trị sớm để hạn chế tình trạng kích thước sỏi tăng thêm. Nên khám và điều trị tại các cơ sở uy tín. Hãy uống nhiều nước và luyện tập thể thao thường xuyên
Việc điều trị sỏi có kích thước nhỏ hơn 6mm thường được chỉ định dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt từ đó sỏi sẽ được đào thải thông qua đường tiểu. Sau một khoảng thời gian điều trị người bệnh sẽ tiến hành khám, kiểm tra lại xem kích thước sỏi có giảm không, sỏi đã được đào thải hết chưa. Nếu như kích thước sỏi không đổi hoặc vẫn còn nhưng kích thước đã nhỏ hơn lúc đó bác sĩ sẽ xem xét để áp dụng phương pháp thích hợp điều trị
>> Quá trình điều trị bệnh sỏi thận bệnh nhân cần lưu ý vấn đề gì?
Nếu điều trị không sớm, sỏi có kích thước ngày càng to thì có thể dẫn đến một số các biến chứng như:
- Đau dữ dội với cơn đau có thể kéo dài đến vài giờ. Tình trạng đau này có thể xảy ra với trường hợp sỏi vẫn nhỏ nhưng hình dạng nhiều cạnh sắc nhọn, chúng di chuyển gây cọ sát dẫn đến tình trạng đau. Đau tại vùng mạn sườn sau đó lan xuống dưới
- Nhiễm trùng khi không được điều trị sớm, viên sỏi nằm yên quá lâu trong hệ tiết niệu và có thể gây nhiễm trùng. Biểu hiện có thể là sốt cao, tiểu ra mủ
- Tắc nghẽn đường tiết niệu làm người bệnh đi tiểu khó
- Ứ nước tại thận: sỏi có thể làm cho đường tiết niệu bị co thắt, bóp chặt từ đó làm đường tiểu bị tắc nghẽn dẫn đến việc khó đi tiểu và nước tiểu bị ứ đọng
- Suy thận cấp: xảy ra trong trường hợp cả hai bên thận của người bệnh đều có sỏi. Tình trạng khá nguy hiểm và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
- Nguy cơ gây vỡ thận: xảy ra khi tình trạng thận ứ nước quá lâu đau thắt dữ dội. Tuy nhiên trường hợp này hiếm khi xảy ra
Khi có bất kể dấu hiệu nào bất thường người bệnh nên đi khám và kiểm tra ngay. Việc phát hiện sớm khi kích thước của sỏi vẫn còn đang nhỏ sẽ giúp cho việc điều trị sỏi thận dễ dàng, hiệu quả hơn cũng như sẽ không tốn kém nhiều chi phí