Sỏi thận một căn bệnh khá là phổ biến có ảnh hưởng nhiều đến người mắc. Khi chúng biến chứng thì còn nguy hiểm đến cả tính mạng. Vì vậy việc tìm hiểu về bệnh này là điều cần thiết để có thể phòng tránh cũng như điều trị phù hợp
Sỏi thận là gì?
Đây là một bệnh lý mắc phải khi nồng độ muối và các chất khoáng ở trong nước tiểu cao. Các chất này bị lắng đọng tại thận hoặc có thể tại các vị trí khác như niệu quản, bàng quang. Sự tích tụ lâu ngày dần dần sẽ kết tinh thành các viên sỏi với kích thước và hình dạng khác nhau tùy tình trạng, cơ địa của từng người
Những trường hợp có kích thước viên sỏi nhỏ, mới hình thành thì thường không có biểu hiện và không gây ra đau đớn. Những viên sỏi này dễ dàng có thể đào thải ra ngoài thông qua đường tiểu. Còn trong trường hợp khi sỏi đã có kích thước lớn hơn thì việc đào thải qua đường tự nhiên là khá khó. Với trường hợp sỏi di chuyển còn có thể gây cọ xát dẫn đến đau đớn cho người bệnh hoặc chúng làm tắc nghẽn gây viêm nhiễm
Các loại sỏi thường gặp gồm có: sỏi canxi, sỏi photsphat, sỏi cystin, sỏi axit uric
Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Một số nguyên nhân chính, cơ bản dẫn đến sỏi hình thành như:
- Chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn và một số loại rau có chứa nhiều oxalat, đồ muối chua
- Thói quen uống quá ít nước, thường xuyên uống những loại nước như cafe, chè, rượu bia
- Nhịn tiểu khiến nước tiểu bị tích tụ lại tại bàng quang, nếu thường xuyên sẽ dễ gây ra sỏi
- Sử dụng một số loại thuốc có chứa thành phần gây ra sỏi thận như là thiazid, thuốc lợi tiểu,…
- Người bị mắc một số các dị tật bẩm sinh về đường tiết niệu, bị nhiễm trùng đường sinh dục,…
- Lười vận động, thường xuyên ngồi nhiều
Những triệu chứng của bệnh:
- Đau thắt lưng và bụng sau đó cơn đau lan dần xuống phía dưới. Triệu chưng này xảy ra khi sỏi di chuyển và cọ xát gây tổn thương đến đường tiết niệu
- Nước tiểu có lắng cặn do các cặn bã được thải ra ngoài
- Tiểu són, tiểu dắt do sỏi di chuyển xuống bàng quang gây tắc
- Tiểu ra máu do quá trình sỏi cọ xát khi di chuyển
- Tiểu buốt, tiểu khó
- Sốt, có cảm giác ớn lạnh, buồn nôn
Điều trị bệnh
Phương pháp điều trị được áp dụng tùy thuộc vào từng trường hợp
- Trường hợp nếu sỏi có kích thước nhỏ thì chỉ cần sử dụng thuốc kết hợp đó là uống nhiều nước để tăng cường khả năng bài tiết sỏi theo đường tự nhiên. Cách này đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả rất cao
- Trường hợp sỏi to, vị trí nằm phức tạp sẽ được điều trị ngoại khoa với những phương pháp tiên tiến, hiện đại
Kể cả trong và sau quá trình điều trị thì các bác sĩ cũng thường lưu ý đối với người bệnh đó là cần phải thường xuyên uống nhiều nước, tránh nhịn tiểu, thường xuyên vận động. Ngoài ra nên định kỳ theo dõi, kiểm tra sức khỏe
Sỏi thận không gây nguy hiểm nếu như chúng được phát hiện và điều trị sớm. Ngoài ra nên giữ được những thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để có được sức khỏe tốt, phòng ngừa bệnh tật