Sỏi thận hay bệnh sỏi là bệnh lý phổ biết trong số bệnh thuộc đường tiết niệu. Theo một cách tự nhiên việc ăn uống có thể là cách giảm thiểu tình trạng bệnh tật cho con người, nhưng đối với bệnh nhân bị bệnh sỏi đặc biệt là sỏi thận thì việc ăn uống cũng góp phần rất quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích dành cho câu hỏi “Bệnh sỏi thận nên ăn gì – kiêng gì?”
Sỏi thận và những điều nên biết
Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu – sinh dục phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những cái lẽ ra phải tan lại không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi.
Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất (80-90%) là sỏi calci, gồm calci oxalate, calci phosphat và calci oxalate phosphat. Ngoài ra, những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin.
Vì đa số sỏi thận là sỏi calci nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn calci để tránh bị sỏi thận, thật sự không phải vậy. Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ do bị dư calci. Nhiều người ăn uống kham khổ, kiêng cữ calci vẫn bị sỏi thận; ngược lại, nhiều người uống nhiều sữa, ăn nhiều tôm cua nhưng đâu có bị sỏi thận.
Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi thận
Ăn ít thịt động vật: ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được.
Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate: bao gồm các loại đậu, đậu phộng, bột cám, sô-cô-la, cà phê và trà đặc. Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất.
Hạn chế muối và mỡ: nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu.
Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò.
Bệnh sỏi thận nên ăn gì?
Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận rất đa dạng, phụ thuộc vào thành phần của sỏi. Nguyên tắc chung nhất là phải uống không dưới 2 lít nước mỗi ngày, để tiểu nhiều, như vậy, sỏi sẽ ít có nguy cơ tái phát.
Ngoài ra nước chanh, dầu ôliu và giấm táo cũng có thể cải thiện nhanh chóng những cơn đau này. Khi có những biểu hiện đầu tiên của cơn đau do sỏi thận gây ra, bạn pha 2 muỗng canh dầu ôliu với 2 muỗng canh nước chanh rồi uống.
Tiếp theo là uống thêm 1 ly nước lọc tinh khiết. Khoảng 30 phút sau, bạn pha thêm nước cốt của ½ trái chanh với 1 ly nước lọc tinh khiết, thêm 1 muỗng canh giấm táo vào rồi uống. Những loại thức uống này chứa nhiều citrate giúp chống tạo sỏi.
Bên cạnh đó dưa hấu là loại trái cây thanh nhiệt, lợi tiểu rất hiệu quả phù hợp với người bị viêm túi mật, sỏi mật.
Nấm hương cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe người bị sỏi thận, bị cao huyết áp. Xào nấu dùng kèm với món ăn hàng ngày. Cách chữa trị bệnh sỏi thận này cũng đơn giản và dễ làm vì nấm hương rất tốt cho cơ thể và có thể kết hợp với nhiều món ăn.
Kim tiền thảo, rễ bồ công anh, râu ngô đều là loại thuốc bổ thận và làm sạch thận rất tốt.
Cần ăn đủ canxi, các loại thực phẩm giàu kali, magie, vitamine B6, phylate, giảm protein động vật (5-7g một ngày), giảm muối (2-4 g/ngày), giảm đường sucrose… để phòng ngừa sỏi canxi.