Sỏi tiết niệu là một trong những căn bệnh rất phổ biến nhưng chắc chắn không phải tất cả mọi người đều hiểu biết rõ. Vậy bệnh này là gì, nguyên nhân do đâu và làm thế nào để phát hiện ra?

Tìm hiểu về sỏi tiết niệu

Hệ tiết niệu của chúng ta được cấu thành từ: thận phải, thận trái, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Bất kể sỏi ở vị trí nào trong các bộ phận trên thì tức là mắc sỏi tiết niệu

=> Sỏi tiết niệu sẽ bao gồm sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo

Hầu hết sỏi sẽ được hình thành ở thận sau đó sẽ đi xuống các bộ phận khác qua dòng nước tiểu

Sỏi tiết niệu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

Các chức năng của thận sẽ bị suy giảm khiến cho bệnh nhân bị suy thận cấp hoặc mãn tính

Khi sỏi bị kẹt ở vị trí hẹp sẽ gây ra tình trạng khó tiểu

Sỏi di chuyển sẽ có tình trạng cọ xát vào niêm mạc của đường tiết niệu. Từ đó gây tình trạng chảy máu, phù nề và là điều kiện để cho các vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nhiễm

Tình trạng bệnh khi diễn biến quá nặng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng

soi tiet nieu 1

Nguyên nhân và các triệu chứng hình thành sỏi tiết niệu

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân đó là do sự hòa tan các muối khoáng có trong nước tiểu như: canxi, oxalat

Thường xuyên nhịn tiểu, uống quá ít nước dẫn đến tình trạng nước tiểu sẽ bị đọng lại lâu dần dần hình thành sỏi

Ăn uống thiếu khoa học như bổ sung quá nhiều canxi, ăn nhiều muối

Những người nằm nhiều một chỗ

Tiền sử gia đình đã có người mắc

Người đã từng mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu

Triệu chứng phát hiện khi bị mắc sỏi tiết niệu

Tùy thuộc vào từng vị trí sỏi hình thành mà các triệu chứng xảy ra khác nhau. Dễ nhận thấy nhất đó là:

Đau tại vùng thắt lưng: đây là một biểu hiện dễ gặp nhất. Chúng có thể âm ỉ đau hoặc là những cơn đau dữ dội sau đó lan ra. Những cơn đau có thể tự nhiên xuất hiện hoặc khi vận động quá sức. Tình trạng này có thể cần sự hỗ trợ của thuốc hoặc có thể tự hết

Đi tiểu không bình thường: tức là có thể xảy ra hiện tượng đái buốt, đái ra máu, bí đái, …

Buồn nôn, sốt, cảm giác ớn lạnh

Với những triệu chứng này thì chắc chắn khả năng bị sỏi rất cao. Ngoài ra thông qua thăm khám, siêu âm cũng dễ dàng phát hiện ra sỏi

Điều trị và phòng tránh sỏi tiết niệu

soi tiet nieu 2

* Điều trị

Những bệnh nhân bị sỏi tiết niệu hoàn toàn có khả năng điều trị được. Hiệu quả điều trị cao khi sỏi còn nhỏ, điều trị sớm

Trường hợp nếu sỏi lớn sẽ có thể gây nên các biến chứng và việc điều trị cũng khó khăn hơn, tốn kém về chi phí. Ngoài ra cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi

Đối với trường hợp sỏi vẫn còn nhỏ thì không cần phẫu thuật. Người bệnh chỉ cần uống thuốc được bác sĩ kê đơn. Cùng đó là chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Trường hợp diễn biến nặng, sỏi lớn cần tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên hiện nay y học đã phát triển hiện đại hơn nên cũng hạn chế được việc xâm lấn. Thay vào đó sẽ là các phương pháp nội soi tán sỏi, tán sỏi qua da, … Sau khi thực hiện thì bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi trong thời gian ngăn là đã có thể xuất viện

* Phòng tránh

Để phòng tránh tốt nhất thì mỗi cá nhân cần phải thức hiện chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học. Cần kết hợp với quá trình luyện tập thể thao hợp lý

Cần uống đủ lượng nước mỗi ngày, tuyệt đối tránh nhịn tiểu

Nên định kỳ thăm khám sức khỏe để kịp thời phát hiện bệnh từ đó việc điều trị cũng sẽ hiệu quả hơn

Hiện nay ngoài thuốc tây thì còn nhiều bài thuốc trong dân gian có khả năng phòng ngừa và làm tan sỏi. Bạn đọc có thể tham khảo tại bài viết: Những bài thuốc dân gian hiệu quả trong phòng và điệu trị sỏi thận

Lưu ý dù là phương pháp nào thì người bệnh cũng không nên tự ý áp dụng mà cần phải tìm hiểu kỹ đồng thời phải được sự tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn