Những người bị sỏi tiết niệu nên ăn gì và cần có chế độ ăn uống ra sao. Hãy cùng theo dõi trong bài viết này để có chế độ ăn uống hợp lý

Sỏi tiết niệu hình thành là do trong nước tiểu có chứa nhiều axit uric, canxi, oxalat, … Chúng không hòa tan và tích tụ lâu dần tạo thành sỏi.

Một chế độ ăn uống hợp lý có ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị và hạn chế sự hình thành của sỏi. Vậy nên để đạt hiệu quả thì người bệnh nên kết hợp giữa các phương pháp điều trị của bác sĩ cùng chế độ ăn uống hợp lý

tt soi tiet nieu nen an gi 1

Tìm hiểu thêm về sỏi tiết niệu qua bài viết: Sỏi tiết niệu là bệnh gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây nên

Sỏi tiết niệu nên ăn uống gì?

Chế độ ăn uống điều độ, đủ bữa

Việc thường xuyên bỏ bữa hay tập chung ăn quá nhiều vào một bữa hoàn toàn không tốt. Việc bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng hoặc chỉ ăn tập chung 1 bữa chính trong ngày là một trong những lý do có thể khiến cho sỏi tiết niệu tái phát

Đặc biệt vào bữa tối không nên ăn quá nhiều. Nếu bổ sung nhiều khoáng chất, chất đạm vào bữa tối khiến cho cơ thể tích trữ, chưa thể tiêu hóa hết khi đi ngủ. Do vậy dễ tăng nguy cơ tạo sỏi

Hạn chế ăn quá nhiều chất béo, các đồ chiên rán. Ăn đủ ba bữa mỗi ngày đặc biệt là bữa sáng

tt soi tiet nieu nen an gi 2

Sỏi tiết niệu nên ăn nhạt

Muối là một trong những tác nhân chính làm gia tăng cá chất tạo sỏi. Đặc biệt natri ở trong muối còn cản trở quá trình đào thải các khoáng chất, cặn ra ngoài.

Tỉ lệ những người ăn mặn bị mắc sỏi tiết niệu là rất cao. Vậy nên để giảm tình trạng sỏi hình thành trở lại thì nên hạn chế ăn quá mặn

Ăn quá mặn thì thận cũng sẽ phải làm việc quá tải để đào thải lượng muối thừa ra ngoài. Dần dần quá trình này diễn ra thường xuyên thì làm thận yếu đi

Việc ăn nhạt không chỉ có vai trò hỗ trợ, giảm thiểu gây sỏi mà còn rất tốt cho cơ thể, tránh những tác nhân gây ra các bệnh huyết áp và tim mạch

Uống nhiều nước mỗi ngày

Thói quen này cần được duy trì đều đặn, thường xuyên kể cả trong lúc đang bị bệnh lẫn lúc đã điều trị khỏi để giúp hạn chế sỏi tích tụ, hình thành

Bản chất khi uống ít nước thì lúc này nước tiểu quá đặc, tiểu ít và các chất cặn bã dễ dàng lắng đọng lại

Uống nhiều nước sẽ giúp cho nước tiểu được pha loãng, nồng độ của các chất cũng sẽ giảm đi. Vì thế mà sỏi sẽ khó hình thành trở lại

Kể cả những người bình thường cho đến người đang bị sỏi cũng nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tăng lượng nước tiểu thải ra

Bổ sung nước cũng cần đúng cách. Không tập chung uống quá nhiều một lúc. Cũng không nên uống nước có ga, rượu bia. Thay thế đó là hãy uống nước lọc, nước hoa quả ép, nước canh. Đặc biệt những loại nước thanh mát như nước râu ngô, …

Không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Còn sau khi thức dậy uống ngay một cốc nước ấm cũng cực kỳ tốt để giúp pha loãng lượng nước tiểu đã tích trữ cả đêm

Ăn những loại hoa quả ít đường và bổ sung nhiều rau xanh

Rau của qua cung cấp rất nhiều chất cho cơ thể như chất xơ, canxi. Thay vì chiên xào thì chúng ta nên luộc hoặc hấp

Tăng cường nhiều rau xanh trong mỗi bữa ăn sẽ giúp cân bằng được lượng đạm trong khẩu phần ăn, giảm lượng muối trong các thực phẩm khác

Các loại hoa quả có nhiều đường cũng không nên ăn quá nhiều

Tùy từng loại sỏi để có chế độ ăn kiêng hợp lý

Sỏi tiết niệu sẽ có nhiều loại khác nhau vì thế tùy vào từng loại mà sẽ kiêng những thực phẩm có chứa các chất tương ứng trong đó

Đối với sỏi oxalat: nên kiêng các loại thực phẩm, rau cỏ chứa oxalat như dâu tây, rau dền, dưa chuột, rau muống, măng tây, …

Sỏi phosphat: nên kiêng các hoa quả sấy khô, nội tạng động vật, sữa, cua,…

Sỏi canxi: hạn chế ăn nhiều hải sản, tôm cua, sữa, rau cần,…

Chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày có vai trò rất quan trọng để giảm thiểu tái phát sỏi tiết niệu. Vậy câu hỏi sỏi tiết niệu nên ăn gì đã được giải đáp. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích

Tham khảo về sản phẩm hỗ trợ làm tan sỏi TẠI ĐÂY