Túi mật có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật được gan tiết ra. Khi chúng ta ăn, đặc biệt là thức ăn có dầu mỡ, túi mật sẽ co bóp để đẩy dịch mật qua đường mật xuống tá tràng để trộn lẫn với thức ăn giúp tiêu hóa chất béo

Tại sao sỏi lại hình thành ở túi mật

Mật do gan tạo ra và được dự trữ trong túi mật. Những thành phần cơ bản trong mật là muối mật, bilirubin và cholesterol. Sỏi mật nói chung được hình thành là do mất cân bằng tỉ lệ các thành phần này. Cholesterol trong mật được giữ ở giới hạn bình thường là do nó hòa tan trong muối mật. Khi sự gia tăng lượng cholesterol trong mật vượt quá khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Tương tự vậy, sự sụt giảm lượng muối mật cũng thúc đẩy việc hình thành sỏi cholesterol. Sự giảm co bóp và tình trạng túi mật rỗng, thường gặp ở thai kỳ, là một yếu tố quan trọng khác gây hình thành sỏi cholesterol.

Sỏi túi mật rất phổ biến ở phương Tây. Tỉ lệ dân số có sỏi túi mật tăng lên theo độ tuổi. Tại Mỹ, ở độ tuổi 60, khoảng 25% phụ nữ và 12% nam giới có sỏi túi mật. Tại Việt Nam, hiện nay, với việc áp dụng phổ biến siêu âm bụng vào chẩn đoán, tỉ lệ sỏi túi mật đơn thuần được phát hiện chiếm 58-71% sỏi đường mật nói chung.

Sỏi túi mật được chia làm 2 loại chính là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố.

  • Sỏi cholesterol được tạo ra chủ yếu từ thành phần cholesterol có trong dịch mật. Loại sỏi này thường gặp ở các nước phương Tây, chiếm 80-85% các trường hợp sỏi túi mật. Các nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ sỏi cholesterol chỉ chiếm 30-50% các trường hợp sỏi túi mật ở Việt Nam. Loại sỏi này thường gặp ở người béo phì, phụ nữ gặp nhiều gấp hai nam giới, người dùng chế độ ăn của người phương Tây, người dùng thuốc tránh thai estrogen.
  • Sỏi sắc tố thường có nguyên nhân do nhiễm khuẩn đường mật, các bệnh gây tán huyết, xơ gan, viêm hoặc đã cắt đoạn hồi tràng (phần cuối của ruột non).

Các biến chứng của sỏi túi mật bao gồm:

  • Viêm túi mật cấp do sỏi kẹt ở cổ hoặc ống mật cần phải điều trị phẫu thuật cấp cứu.
  • Viêm đường mật do sỏi túi mật rơi vào ống mật chủ làm tắc nghẽn đường mật dẫn đến viêm đường mật. Đây là biến chứng nặng, cần phải can thiệp lấy sỏi cấp cứu.
  • Viêm tụy cấp do sỏi túi mật rơi vào ống mật chủ và kẹt ở đoạn cuối ống mật chủ làm tắc nghẽn cả ống mật và ống tụy. Đây là biến chứng rất nặng, cần phải can thiệp lấy sỏi cấp cứu.
  • Ung thư túi mật liên quan đến sỏi túi mật to (trên 25 mm), sỏi kèm với polyp túi mật, túi mật sứ. Bệnh diễn tiến âm thầm, thường được phát hiện chậm trễ.

Khi nào cần điều trị

Tất cả các trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng đều được chỉ định điều trị bất kể kích thước và số lượng sỏi. Với sỏi túi mật không có triệu chứng thì vai trò của cắt túi mật và các phương pháp điều trị khác là không rõ ràng. Từ các nghiên cứu theo dõi diễn tiến tự nhiên của sỏi túi mật cho thấy, không cần thiết phải cắt túi mật phòng ngừa, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao biến chứng ung thư túi mật như túi mật sứ, sỏi kết hợp với polyp túi mật lớn hơn 10 mm, sỏi lớn hơn 25 mm…

Vị trí sỏi túi mật

Vị trí sỏi túi mật

Hàng năm, chỉ có 1- 2% bệnh nhân có sỏi túi mật không triệu chứng tiến triển thành có triệu chứng. Có một số (< 0,5% mỗi năm) diễn tiến từ sỏi túi mật không triệu chứng đến giai đoạn biến chứng mà không trải qua giai đoạn có triệu chứng.

Các phương pháp điều trị sỏi túi mật

Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị sỏi túi mật: không phẫu thuật và phẫu thuật.

  • Điều trị phẫu thuật có phẫu thuật cắt túi mật mở bụng và cắt túi mật qua nội soi ổ bụng. Ngày nay, ở nhiều bệnh viện đã áp dụng phẫu thuật nội soi cắt túi mật một cách thường quy với nhiều ưu điểm: vết mổ nhỏ, ít đau sau mổ, hồi phục nhanh và thẩm mỹ.
  • Điều trị không phẫu thuật có uống thuốc tan sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng chấn động, làm tan sỏi qua da, lấy sỏi túi mật qua nội soi. Kết quả điều trị của các phương pháp này tùy thuộc vào loại sỏi, kích thước sỏi và hình dáng giải phẫu của ống mật. Ngoài ra, các phương thức điều trị này đều có chung đặc điểm là để lại túi mật, là nơi có nguy cơ cao tạo sỏi trong tương lai.

Theo quan điểm tây y, bệnh sỏi có thể tán nhanh chóng bằng các phương pháp ngoại khoa. Ưu điểm của phương pháp này giúp người bệnh làm giảm nhanh những cơn đau, hạn chế những biến chứng do sỏi gây ra nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sau này của người bệnh.

Phương pháp điều trị sỏi túi mật

Phương pháp điều trị sỏi túi mật

Trong y học cổ truyền, bệnh sỏi được gọi là chứng “thạch lâm”, nguyên nhân là do thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng dầu mỡ, sinh thấp nhiệt uất kết lâu ngày làm cho tạp chất kết tinh lại mà thành sỏi. Thấp nhiệt còn gây sốt, xuất huyết, ứ khí trệ gây chảy máu. Vì vậy khi điều trị bệnh sỏi, đông y đều chú trọng giải quyết những nguyên nhân tạo thành sỏi cũng như đánh tan sỏi nhanh, đề phóng và chống lại sự tái phát.

Kế thừa những ưu điểm của bài thuốc cổ truyền với công nghệ hiện đại trong sản xuất, Viên tán sỏi – Tống Thạch Hoàn được kết hợp từ 16 loại thảo dược với sự phối hợp đa cơ chế Lợi tiểu – Bào mòn – Làm mềm – Đào thải sỏi, là sản phẩm hoàn hảo để hỗ trợ điều trị các trường hợp sỏi vừa và nhỏ; sử dụng hỗ trợ trước, trong và sau can thiệp ngoại khoa; cũng như phòng ngừa tái phát, tránh tạo sỏi mới với bệnh nhân có cơ địa tạo sỏi.