Thận – niệu quản đôi là bất thường phổ biến nhất của đường tiết niệu tỷ lệ mắc bệnh theo các nghiên cứu được báo cáo khoảng 1%. Sự hình thành thận-niệu quản đôi là kết quả sự phân chia sớm của niệu quản trong quá trình tạo phôi

Hình ảnh thận - niệu quản đôi

Hình ảnh thận – niệu quản đôi

1.Thận – niệu quản đôi là gì?

Thận-niệu quản đôi là sự nhân đôi của ống niệu quản,dẫn lưu nước tiểu từ thận đến bàng quang. Tình trạng này dẫn đến có hai ống niệu quản chứ không phải ống niệu quản đơn bình thường cho mỗi bên thận

Thận có chức năng lọc thải các chất từ máu và chuyển nó thành nước tiểu để thải ra ngoài cơ thể. Nước tiểu đi từ thận đến bàng quang qua ống niệu quản. Bàng quang sẽ lưu trữ và thải nước tiểu qua ống niệu đạo ra ngoài ở đầu dương vật ở bé trái và  phía trên âm đạo của bé gái.

Hai niệu quản này có thể độc lập đi vào bàng quang hoặc kết nối và dẫn lưu như một niệu quản trước khi vào bàng quang.Thận-niệu quản đôi có thể xảy ra ở một hoặc cả hai quả thận.

2.Triệu chứng của thận-niệu quản đôi

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu dẫn đến lưu lượng nước tiểu ít
  • Tiểu không tự chủ được,nước tiểu rò rỉ thường xuyên
  • Bàng quang căng to, thận-niệu quản giãn căng

3.Chẩn đoán

Đa phần phát hiện thận-niệu quản đôi là tình cờ khi người bệnh được thăm khám.Hiện nay có các phương pháp giúp chẩn đoán thận-niệu quản đôi sau :

  • Siêu âm thận
  • Chụp niệu quản cản quang đường tĩnh mạch (UIV)
  • Nội soi bàng quang
  • Chụp cản quang bàng quang khi tiểu (MCU)

4. Điều trị

Thận-niệu quản đôi không cần điều trị y tế. Tuy nhiên,việc điều trị liên quan tới các tình trạng của thận-niệu quản đôi bao gồm nước tiểu ngược dòng và tắc nghẽn nước tiểu

4.1 Trào ngược nước tiểu

Xảy ra khi nước tiểu chảy ngược về thận từ bàng quang.Nguy hiểm cho trẻ khi trào ngược nước tiểu là nhiễm trùng đường tiết niệu làm suy yếu khả năng của đường tiết niệu không thể ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào thận.Tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong do nhiễm trùng cấp tỉnh ở trẻ

Kháng sinh nói chung là phương pháp điều trị đầu tiên để ngăn chặn nhiễm trùng đường tiểu.Phẫu thuật có thể được đặt ra để tái tạo lại khu vực mà niệu quản và bàng quang kết nối với nhau,điều này sẽ kéo dài niệu quản và cho phép nó hoạt động như một van đóng lại khi bàng quang đầy ngăn ngừa sự trào ngược

4.2 Tắc nghẽn đường tiểu

Có hai tình trạng liên quan đến thận-niệu quản đôi dẫn đến tắc nghẽn dòng nước tiểu là thoát vị niệu quản và niệu quản lạc chỗ

-Thoát vị niệu quản là tính trạng lỗ niệu quản ngay bên dưới nơi nó kết nối với bàng quang.Thoát vị cũng có thể mở rộng ra ngoài cổ bàng quang và niệu đạo.Sự phình ra của niệu quản vị trí thoát vị đã gây ra sự tắc nghẽn dòng nước tiểu do hẹp.Điều trị phụ thuộc vào kích thước lỗ thoát vị và mức độ tắc nghẽn của nước tiểu.Có các cách điều trị sau:

  • Phẫu thuật nội soi
  • Đặt lại niệu quản
  • Thủ thuật cắt bỏ một phần thận

-Niệu quản lạc chỗ là khi niệu quản không gắn chính xác vào bàng quang và nước tiểu bên ngoài bàng quang chứ không phải bên trong bàng quang.Ở bé trai niệu quản lạc chỗ thường chảy vào niệu đạo gần tiền liệt tuyến còn ở bé gái thường chảy vào cơ quan sinh sản.Các phương pháp điều trị:

  • Đặt lại niệu quản
  • Thủ thuật cắt bỏ một phần thận
  • Mở thông niệu quản xa da

5. Biến chứng

Các phương pháp điều trị trên sẽ có thể có những biến chứng sau:

  • Có các cục máu đông
  • Mất máu
  • Đau đớn
  • Nhiễm trùng
  • Phản ứng với gây mê
  • Tổn thương mô và các cơ quan lân cận