Bệnh sỏi thận không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Bệnh này nếu như được phát hiện và điều trị sớm thì không gây ra nhiều ảnh hưởng đến người bệnh. Tuy nhiên nếu như càng để lâu, sỏi to và gây ra biến chứng thì việc điều trị chắc chắn sẽ khó hơn. Tùy từng tình trạng khác nhau của bệnh sẽ có hướng điều trị phù hợp

Sỏi trong thận hình thành chủ yếu là do thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của chúng ta. Với chế độ ăn uống thiếu khoa học như ăn mặn, ăn nhiều đồ dầu mỡ, lười uống nước. Khi những khoáng chất lắng đọng lại mà không được đào thải ra ngoài dần tích tụ thành sỏi. Hiện nay các loại sỏi thường được tạo thành từ axit uric hoặc canxi. Ngoài thận thì các viên sỏi có thể di chuyển đến các vị trí khác nhau do đó cần phải kiểm tra kỹ để xác định vị trí cũng như kích thước của chúng

th tri benh soi than

Những triệu chứng có thể gặp phải khi bị sỏi thận

  • Khó tiểu, tiểu buốt: trường hợp khi sỏi di chuyển khiến cho người bệnh có cảm giác đau buốt khi đi tiểu hoặc sỏi bị tắc nghẽn dẫn đến khó tiểu
  • Đau vùng mạn sườn hoặc có thể lan xuống vùng chậu do sỏi di chuyển hoặc sỏi có cạnh sắc nhọn gây cọ sát
  • Tiểu ra máu hoặc nước tiểu có hiện tượng lạ như có màu bất thường hoặc là có lẫn cặn
  • Buồn nôn: xảy ra khi sỏi tác động đến thần kinh vùng bụng từ đó ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến cho người bệnh dễ có cảm giác buồn nôn
  • Tiểu són, tiểu dắt khi sỏi rơi xuống niệu quản, bàng quang gây tắc dẫn đến tình trạng này
  • Sốt và ớn lạnh: xảy ra khi sỏi gây ra nhiễm trùng đường tiểu

Những cách trị sỏi thận hiệu quả

Để điều trị sỏi thận thì trước hết cần được thăm khám, kiểm tra kỹ để xác định xem kích thước, hình dạng, vị trí của sỏi ra sao. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất

✔ Đối với trường hợp bệnh nhân có sỏi nhỏ và chưa gây ra nguy hiểm thường bác sĩ sẽ chỉ định việc điều trị bằng cách dùng thuốc. Kèm theo quá trình điều trị này thì bác sĩ cũng sẽ lưu ý với người bệnh đó là phải uống đầy đủ nước và thường xuyên vận động để kích thích việc đẩy sỏi ra ngoài cơ thể. Sau đó bệnh nhân sẽ quay lại kiểm tra để xem sỏi còn hay không

Sau khi đã điều trị xong thì cũng nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra định kỳ cũng như có chế độ ăn uống lành mạnh để tránh bị tái phát lại

✔ Với những trường hợp sỏi có kích thước to hơn thì sẽ áp dụng các phương pháp khác

  • Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể: thường áp dụng cho bệnh nhân có sỏi kích thước nhỏ hơn 2cm. Sẽ sử dụng máy để tán sỏi ngoài cơ thể, máy sử dụng sóng xung kích để phá vỡ bề mặt của sỏi, sỏi được làm vỡ vụn và đào thải ra ngoài qua đường tiểu
  • Tán sỏi qua da: các bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng các thủ thuật để tạo một đường hầm nhỏ vào thận sau đó sẽ đưa ống nội soi vào để tiếp cận sỏi. Dùng tia laser để phá vỡ sỏi sau đó được lấy ra ngoài. Sẽ áp dụng đối với những người có kích thước sỏi to và cứng
  • Nội soi niệu quản

Ngoài ra còn có một số phương pháp khác. Quá trình thăm khám, điều trị người bệnh nên tìm đến những địa chỉ tin cậy, uy tín. Lưu ý trong và sau quá trình điều trị sỏi thì vẫn luôn nhớ đó là thói quen uống đầy đủ nước, tránh ăn mặn, luyện tập thể thao để tránh tình trạng tạo sỏi trong thận. Ngoài ra cũng có thể tham khảo một vài sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận hiện nay trên thị trường. Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kể sản phẩm nào cũng nên tìm hiểu kỹ và nhờ bác sĩ tư vấn