Sỏi thận là tình trạng lắng cặn của muối, chất khoáng lâu ngày thành sỏi. Hình dáng, kích thước, số lượng của sỏi sẽ gây ra những triệu chứng và ảnh hưởng khác nhau. Để điều trị bệnh sỏi thận cần phải qua quá trình thăm khám, kiểm tra chính xác tình trạng của từng người bệnh. Nếu như được điều trị sớm thì sẽ không gây ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe

Nguyên nhân gây nên tình trạng sỏi thận

Qua quá trình hoạt động thay vì các chất độc hòa tan được đào thải qua đường tiểu ra ngoài thì chúng lại bị lắng đọng lại ở thận. Sỏi hình thành và có thể di chuyển đến bất kể các vị trí theo đường đi của nước tiểu. Về nguyên nhân dẫn đến sỏi thận bao gồm:

  • Uống quá ít nước làm cho nước tiểu dễ bị cô đọng và lắng cặn
  • Ngồi lâu một chỗ, ít vận động đi lại và ít luyện tập thể thao
  • Thường xuyên ăn quá nhiều muối, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn
  • Sử dụng một số loại thuốc lâu dài như vitamin C, thuốc lợi tiểu,…
  • Dùng nhiều thực phẩm có chứa oxalat
  • Uống những loại nước không tốt như nước ngọt, rượu bia,…
  • Người bị nhiễm trùng vùng sinh dục và bị tái đi tái lại
  • Những trường hợp bị phì đại tiền liệt tuyến, túi thừa trong bàng quang

Triệu chứng của sỏi thận

  • Đau ở mạn sườn và đau lưng sau đó có thể làn ra phía bụng dưới và bắp đùi
  • Tiểu són và tiểu rắt khi sỏi nằm ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh luôn có cảm giác buồn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu thải ra khá ít
  • Cảm giác đau khi đi tiểu, thậm chí có thể là đau buốt
  • Tiểu có lẫn máu do sỏi di chuyển gây cọ xát dẫn đến các tổn thương
  • Ớn lạnh và sốt khi sỏi dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nôn, buồn nôn

trieu chung cua soi than

Khi có một trong những triệu chứng này thì để chắc chắn hơn hãy đến thăm khám và kiểm tra tại các cơ sở y tế. Điều trị sớm khi sỏi vẫn còn nhỏ thì sẽ dễ dàng, hiệu quả và ít tốn kém hơn

Điều trị sỏi thận

Để điều trị thì còn tùy thuộc vào từng tình trạng khác nhau của mỗi người. Cụ thể sẽ dựa vào kích thước, số lượng, vị trí, loại sỏi và mức độ ảnh hưởng từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất

  • Trong trường hợp sỏi nhỏ thông thường điều trị bằng dùng thuốc. Các bác sĩ sẽ kê đơn dựa vào tình trạng của bệnh nhân đồng thời cũng có kèm theo lời khuyên là phải uống thật nhiều nước kết hợp với luyện tập thể thao để kích thích cho sỏi dễ dàng được đào thải ra ngoài theo đường tiểu. Sau đó bác sĩ sẽ hẹn lịch quay lại kiểm tra để xác định xem sỏi còn hay không
  • Nếu như kích thước của sỏi to, có nhiều triệu chứng, biến chứng, gây đau, tắc, giảm chức năng thận,… thì cần có phương pháp điều trị tích cực hơn. Cụ thể có những phương pháp đang được áp dụng như: tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi tán sỏi qua da,…

Để hạn chế bị sỏi thận cũng như ngăn ngừa sỏi tái phát lại thì mỗi người nên lưu ý về chế độ ăn uống lẫn sinh hoạt. Cụ thể

  • Nên loại bỏ những thói quen ăn uống xấu như: nên uống nhiều nước, hạn chế uống các loại nước ngọt và bia rượu, không nên ăn mặn và quá nhiều đường trong bữa ăn, hạn chế thịt đỏ và những đồ chiên rán có nhiều dầu mỡ
  • Nên duy trì thói quen vận động, tránh ngồi lâu một chỗ. Có thể luyện tập thể dục nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ
  • Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho người mắc sỏi thận, ăn nhiều rau xanh nhưng nên hạn chế các loại có chứa nhiều oxalat. Cũng nên hạn chế những loại thực phẩm có chứa nhiều canxi. Nước chè, cafe cũng nên hạn chế uống nhiều

Việc có chế độ ăn uống lành mạnh cực kỳ quan trọng đến sức khỏe vì thế mỗi cá nhân nên thực hiện duy trì thật tốt. Hãy tham khảo thêm về sản phẩm với chức năng hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh sỏi thận TẠI ĐÂY